| Hotline: 0983.970.780

Dàn đại bác trước giờ khai hỏa mừng Quốc khánh

Thứ Ba 01/09/2015 , 09:08 (GMT+7)

Tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội), 25 khẩu pháo 105 mm đã vào vị trí sẵn sàng cho lễ Quốc khánh sáng 2/9.


Pháo phục vụ lễ mừng Quốc khánh trong Hoàng thành Thăng Long gồm 25 khẩu, đã được xếp vào đội hình hướng nòng về phía quảng trường Ba Đình, đằng sau là cổng Đoan Môn của Hoàng thành Thăng Long
 

Đây là loại pháo M2A1 105 mm, hay còn gọi lựu pháo, là một trong bốn loại hỏa pháo cơ bản của pháo binh
 

Tên gọi của pháo xuất phát từ cỡ nòng 105 mm, sử dụng đạn cùng cỡ nòng
 

Pháo được sơn mới đẹp mắt theo kiểu pháo lễ, trên thân có hình Quốc huy và đánh số thứ tự từ 001 đến 025
 

25 khẩu pháo được chia làm 5 cụm, mỗi cụm 5 khẩu
 

Đạn sử dụng cho pháo phục vụ lễ Quốc khánh là đạn 105 mm do Nhà máy Z113 (Tổng cục Công nghiệp quốc phòng) chế tạo. Đây là loại đạn chuyên sử dụng cho pháo lễ, được cải tiến từ đạn pháo loại 105 mm từng giúp Campuchia phục vụ lễ tang cựu Quốc vương
 

Trong lễ Quốc khánh sáng 2/9, mỗi loạt bắn là một cụm khai hỏa 5 khẩu cùng lúc. Có tất cả 21 loạt bắn, tổng cộng 105 lượt pháo bắn
 

Đảm nhận việc bắn pháo là Lữ đoàn Pháo binh Tất Thắng (Binh chủng Pháo binh). Mỗi khẩu pháo có ba chiến sĩ điều khiển, gồm một người nạp đạn, một người lên đạn và một người giật cò. Để đảm bảo phục vụ lễ Quốc khánh, trong mấy ngày qua, các chiến sĩ trong đội hình bắn pháo liên tục luyện tập
 

Mỗi cụm 5 khẩu pháo do một chiến sĩ chỉ huy. Hiệu lệnh từ chỉ huy vang lên là lúc 5 khẩu pháo được siết cò cùng lúc
 

Khó nhất của việc bắn pháo lễ là lúc siết cò. Các chiến sĩ đảm nhiệm việc này phải tập trung theo dõi hiệu lệnh của chỉ huy, siết cò chính xác để 5 khẩu pháo nổ cùng thời điểm, tạo tiếng nổ vang

 

VnExpress

Xem thêm
Nuôi cầy hương nếu chủ quan rất dễ trắng tay

Việc chăm sóc cầy hương không khó, nhưng nếu người nuôi không có niềm say mê, kiến thức, thậm chí chỉ cần lơ là, chủ quan là rất dễ trắng tay.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 2] 'Cây đổi đời' của người Mai Sơn

SƠN LA Diện tích và sản lượng cây na trên đất Mai Sơn đã tăng gần gấp đôi sau 6 năm, từ hơn 400ha nay đã gần 800ha.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Người dân tự nguyện bàn giao 2 cá thể gấu về với thiên nhiên

YÊN BÁI 'Khi được tuyên truyền, vận động, tôi nhận thấy cần trả lại chúng về với thiên nhiên', ông Đỗ Văn Vượng, người nuôi gấu hợp pháp tại Yên Bái chia sẻ.