| Hotline: 0983.970.780

Đất khỏe, cây khỏe, quả to đẹp nhờ tưới tự động

Thứ Ba 06/05/2025 , 07:06 (GMT+7)

THÁI NGUYÊN Nhờ hệ thống tưới tự động, người trồng cây ăn quả đã có thể chủ động việc cung cấp lượng nước tưới và lượng phân bón phù hợp theo từng nhu cầu của cây.

Vườn cây ăn quả tươi tốt của người dân Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Vườn cây ăn quả tươi tốt của người dân Thái Nguyên. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tiết kiệm nước và phân bón

Vừa khệ nệ bê bao tải phân đặt xuống gốc bưởi, ông Hiền nhanh tay chỉnh lại đường ống dẫn nước về đúng vị trí. “Đường ống mà lệch, tia nước không tưới được đến bao phân là cây lại ‘đói ăn’ ngay”, ông dí dỏm.

Là hộ đầu tiên tại xã Hóa Trung (huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên) đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động cho vườn cây ăn quả từ năm 2017, sau 8 năm, những vườn bưởi, nhãn của ông Vũ Duy Hiền nay đã vươn mình tươi tốt, hàng năm cho khoảng 10 tấn nhãn, 10.000 - 20.000 quả bưởi, mang lại thu nhập hơn 100 triệu đồng.

Theo ông Hiền, trước đây chưa áp dụng tiến bộ kỹ thuật, việc chăm sóc cây ăn quả, nhất là khâu tưới nước rất vất vả.

Nhờ có hệ thống tưới tự động, việc tưới cây của người dân đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhờ có hệ thống tưới tự động, việc tưới cây của người dân đã trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Vườn cây ăn quả chỉ rộng 2ha thôi nhưng do phải cầm vòi nước kéo đến tưới cho từng gốc nên rất mất thời gian, thậm chí phải mất đến 2 ngày tôi mới tưới xong khu vườn. Đặc biệt khâu bón phân cho cây cũng bị ảnh hưởng nhiều. Nếu bón phân vào ngày nắng quá sẽ có khả năng phân bị bay hơi, còn nếu bón vào ngày mưa phân sẽ bị trôi mất”, ông Hiền chia sẻ.

Từ khi đầu tư lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động, việc tưới cho vườn cây của ông Hiền nhàn tênh, không còn tốn công lao động, vừa tiết kiệm nước, đất được giữ ẩm lâu hơn, vừa chủ động được khâu bón phân cho cây, không làm phân bón bị trôi hay bốc hơi, giảm lượng phân bón thất thoát xuống mức tối thiểu.

“Hiện gia đình tôi nuôi cả bò và lợn nên có nhiều phân chuồng. Tôi đã tận dụng, đóng phân vào bao tải và đặt dưới gốc cây để phân ngấm xuống đất cho cây "ăn" dần. Kết hợp với hệ thống tưới phun sương giúp cây hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả hơn mà không làm ảnh hưởng đến bộ rễ của cây”, ông Vũ Duy Hiền cho hay.

Đất khỏe, cây khỏe

Được người dân địa phương gọi là “phù thủy” có thể “phù phép” cho cây na ra quả vào mùa đông, một trong những bí quyết thành công của ông Kiều Thượng Chất (xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên) là chủ động nước tưới cho cây vào mùa khô bằng hệ thống tưới tự động.

Thay vì phải tưới từng gốc cây, giờ đây người dân chỉ cần bấm nút khởi động, hệ thống sẽ tự động tưới cho cả khu vườn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Thay vì phải tưới từng gốc cây, giờ đây người dân chỉ cần bấm nút khởi động, hệ thống sẽ tự động tưới cho cả khu vườn. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Khoảng thời gian trồng na trái vụ trời khô hanh, rất ít mưa, thế nên phải cung cấp nước đầy đủ thì quả

“Sau khi chủ động được nguồn nước giếng khoan, tôi đã lắp đặt hệ thống tưới phun sương tự động cho vườn na. Do được khai thác dưới sâu từ nguồn ngầm ở núi đá nên nước tưới của khu vườn rất giàu canxi hòa tan, kết hợp với phương pháp tưới phun sương đã giúp bổ sung thêm canxi cho đất và giữ lại tối đa dưỡng chất cho cây”, ông Kiều Thượng Chất nói.

na mới mỡ màng, to đẹp được. Tuy nhiên cũng không nên để đất ẩm quá vì độ ẩm cao sẽ kéo theo vi sinh vật, sâu bệnh gây hại xuất hiện. Quan trọng là phải chủ động nước tưới phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu của cây, có như vậy cây mới cho năng suất cao và công tác phòng chống sâu bệnh mới hiệu quả”, ông Chất chia sẻ kinh nghiệm.

Hiện đang trồng na theo quy trình VietGAP, thời gian qua, ông Chất đã sử dụng phân chuồng để bón lót và sử dụng phân hữu cơ vi sinh để bón vào từng giai đoạn phát triển của cây, qua đó mang lại hiệu quả đáng kể trong sản xuất na trái vụ.

Theo ông Chất, áp dụng quy trình VietGAP giúp cây na khỏe hơn, cho quả chất lượng tốt, đặc biệt rất thân thiện với môi trường và đảm bảo an toàn cho sức khỏe người trồng cũng như người tiêu dùng.

“Người dân chúng tôi hàng ngày trực tiếp sản xuất, tiếp xúc với thuốc và cây trồng nên việc sử dụng thuốc BVTV sinh học giúp bảo vệ sức khỏe của chính chúng tôi trước, sau đó là bảo vệ người tiêu dùng. Sức khỏe cây trồng, sức khỏe đất cũng đương nhiên được cải thiện hơn trước”, ông Kiều Thượng Chất phấn khởi.

Ông Chất lưu ý, một trong những công việc quan trọng khi sản xuất na theo quy trình VietGAP là người dân cần ghi chép thời gian sử dụng các loại vật tư nông nghiệp để chủ động theo dõi cũng như tính toán thời gian cần và đủ để thu hoạch nhằm cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng nhất ra thị trường.

Cây khỏe mạnh, quả chất lượng cao nhờ ứng dụng quy trình VietGAP và hệ thống tưới tự động. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cây khỏe mạnh, quả chất lượng cao nhờ ứng dụng quy trình VietGAP và hệ thống tưới tự động. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Canh tác theo VietGAP tuy có vất vả hơn nhưng mang lại hiệu quả cao hơn. Do sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học nên tôi có thể chủ động hơn trong việc thu hái quả. Sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học làm chi phí sản xuất tăng thêm nhưng không đáng kể. Chi phí tăng nhưng chất lượng quả cũng như giá bán đều tăng lên. Nếu người trồng cây ăn quả muốn sản phẩm sau cùng đảm bảo chất lượng để nâng cao khả năng tiếp cận với người tiêu dùng, giá bán tốt hơn thì việc đầu tư là điều đương nhiên”, ông Chất chia sẻ. 

Theo ông Hà Trọng Tuấn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên, thời gian qua, việc áp dụng các hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân địa phương. Bà con đã chủ động hơn trong việc cung cấp lượng nước tưới phù hợp theo từng nhu cầu của cây trồng, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón. Từ đó tăng năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, giảm chi phí, giảm sức lao động. Ngoài ra, các công nghệ tưới hiện đại còn góp phần bảo vệ môi trường sinh thái và tiết kiệm nước tưới.

Nhiều nông dân Thái Nguyên đã ứng dụng hệ thống tưới tự động và châm phân bón vào hệ thống tưới, từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất. Ảnh: Phạm Hiếu.

Nhiều nông dân Thái Nguyên đã ứng dụng hệ thống tưới tự động và châm phân bón vào hệ thống tưới, từ đó mang lại hiệu quả rõ rệt trong sản xuất. Ảnh: Phạm Hiếu.

Đặc biệt theo ông Tuấn, việc tích hợp hệ thống châm phân bón vào hệ thống tưới tự động còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ các tầng đất. Trước đây khi thực hiện tưới và bón gốc, theo đúng quy trình, người dân sẽ phải cuốc rãnh, rải phân và lấp đất. Việc cuốc rãnh sẽ ít nhiều tác động, làm ảnh hưởng, trôi đi chất dinh dưỡng trong đất mỗi khi trời mưa cũng như mỗi khi tưới.

Nhưng hiện nay, với việc châm phân dạng lỏng vào hệ thống tưới sẽ hạn chế thấp nhất việc cày xới lớp đất mặt. Ngoài ra, việc tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ dạng lỏng thông qua hệ thống châm phân tự động sẽ cung cấp kịp thời chất dinh dưỡng theo nhu cầu trong từng giai đoạn của từng loại cây trồng.

Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách thúc đẩy phát triển hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đặc biệt tại những nơi có địa hình núi đá vôi hiểm trở, có tầng đất mặt rất mỏng, nếu cuốc rãnh và bón phân theo phương thức truyền thống sẽ khó giữ lại chất dinh dưỡng cho cây trồng, từ đó hiệu quả khai thác, sử dụng phân bón thấp. Với hệ thống châm phân kết hợp tưới nước tự động, tưới đến đâu cây trồng hấp thụ đến đó, cây luôn khỏe mạnh, phát triển tốt”, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên chia sẻ.

Từ những lợi ích thiết thực, thời gian qua, tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều chính sách thúc đẩy, hỗ trợ nông dân đầu tư lắp đặt hệ thống tưới tự động, tưới tiết kiệm. Đặc biệt, tỉnh đã có chương trình hỗ trợ 40% chi phí lắp đặt, vận hành sử dụng hệ thống tưới tự động cho người dân.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 1] Khởi đầu từ những mắt ghép nhỏ

SƠN LA Từ vùng đất từng chỉ có ngô, sắn, Tú Nang hôm nay đã phủ kín màu xanh cây trái, mang đến sinh kế ổn định và cuộc sống ấm no cho người dân vùng cao.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài 2] Mỗi hộ dân là một tuyên truyền viên

KHÁNH HÒA Chủ tịch Hội nông dân phường Cam Thuận cho rằng, mỗi hộ dân tham gia tập huấn là một tuyên truyền viên giúp lan tỏa nhận thức bảo vệ môi trường vùng nuôi rộng hơn.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.