| Hotline: 0983.970.780

Công nhận quy trình canh tác lúa giảm chi phí

Thứ Ba 26/04/2022 , 14:01 (GMT+7)

CẦN THƠ Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí, nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL được Cục Trồng trọt công nhận là quy trình tổng quát, cần phổ biến rộng toàn vùng.

Ngày 26/4, Cục Trồng trọt phối hợp với Văn phòng Điều phối Nông nghiệp Nông thôn vùng ĐBSCL (Bộ NN-PTNT) tổ chức triển khai quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả cho lãnh đạo các Sở NN-PTNT, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật các địa phương vùng ĐBSCL.

Ông Nguyễn Như Cường (đứng), Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công bố quyết định về việc công nhận quy trình kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt. Ảnh: Kim Anh.

Ông Nguyễn Như Cường (đứng), Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) công bố quyết định về việc công nhận quy trình kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt. Ảnh: Kim Anh.

Quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất tại vùng ĐBSCL được Cục Trồng trọt công nhận sẽ tạo thành phong trào giảm chi phí sản xuất rộng khắp vùng, trong thời gian ngắn có thể đánh giá hiệu quả, tạo sự chuyển biến của xã hội.

Theo Quyết định về việc công nhận quy trình kỹ thuật lĩnh vực trồng trọt được Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) ban hành ngày 25/4/2022, quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL bao gồm 7 công đoạn cụ thể áp dụng cho vụ lúa đông xuân và hè thu gồm: Làm đất chuẩn bị đồng ruộng; chuẩn bị hạt giống; phân bón; quản lý nước tiết kiệm, hiệu quả; quản lý dịch hại; thu hoạch, xử lý sau thu hoạch; phạm vị địa điểm áp dụng quy trình.

Trong đó, tùy theo từng mùa vụ, điều kiện sinh thái, thời tiết và từng nhóm giống, lượng giống gieo sạ đảm bảo không quá 80kg/ha cho phương pháp sạ lan (bằng tay, máy phun hạt), sạ hàng và không quá 60kg/ha đối với phương pháp sạ theo cụm (khóm). Việc giảm lượng giống trong gieo sạ sẽ kéo theo tiết giảm phân bón, thuốc BVTV.

Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng nhiều quy trình sản xuất lúa tiên tiến, giúp giảm chi phí sản xuất. Ảnh: LHV.

Thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp ở ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng nhiều quy trình sản xuất lúa tiên tiến, giúp giảm chi phí sản xuất. Ảnh: LHV.

Lãnh đạo ngành nông nghiệp các địa phương đánh giá cao với quy trình giảm chi phí canh tác được ngành trồng trọt ban hành. Theo tính toán sơ bộ của các địa phương, quy trình này có thể giảm 15% chi phí trong sản xuất lúa. Sau cuộc họp, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ nhanh chóng tuyên truyền, triển khai đến bà con nông dân, góp phần kiểm soát và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Theo ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt, quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL cơ bản là "mô hình mềm", tùy theo từng mùa vụ, điều kiện sản xuất của từng vùng, ngành trồng trọt sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá và điều chỉnh ngay cho phù hợp.

“Mưa dầm thấm lâu, muốn thay đổi nhận thức của người dân, phải có kế hoạch thực hiện kiên quyết, thay đổi suy nghĩ, thói quen sản xuất với cây lúa và các cây trồng khác”, ông Cường cho biết.

Ngoài quy trình giảm chi phí trong sản xuất lúa, sắp tới Cục Trồng trọt sẽ tiếp tục nghiên cứu, ban hành thêm một số quy trình giảm chi phí áp dụng cho các loại cây trồng chủ lực khác.

Thời gian qua, nhiều địa phương, doanh nghiệp, HTX tại ĐBSCL đã mạnh dạn áp dụng các quy trình sản xuất lúa tiên tiến, canh tác lúa thông minh như giảm lượng giống gieo sạ, giảm lượng phân bón vô cơ, đi đôi với nhiều tiến bộ kỹ thuật như "3 giảm 3 tăng", "1 phải 5 giảm", quản lý dịch hại tổng hợp IPM, kỹ thuật tưới ngập - khô xen kẽ, kỹ thuật tưới tiết kiệm nông - lộ - phơi...  

Những giải pháp, quy trình kỹ thuật đồng bộ này đã mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn, giúp giảm chi phí sản xuất, nhất là trong bối cảnh giá nhiều vật tư đầu vào, đặc biệt là giá phân bón tăng cao. 

Đây là những tiền đề, thực tiễn quan trọng để Cục Trồng trọt tiến tới ban hành quy trình kỹ thuật canh tác lúa giảm chi phí và nâng cao hiệu quả tại vùng ĐBSCL. 

Xem thêm
Sơn La giám sát môi trường 16 trang trại chăn nuôi lớn

Sơn La Sơn La sẽ triển khai quan trắc, cảnh báo, giám sát môi trường tại 16 trang trại, gồm 8 trang trại lợn, 3 trang trại trâu, 5 trang trại bò tại 7 huyện.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Canh tác lúa giảm phát thải, lợi nhuận tăng hơn 6 triệu đồng/ha

TRÀ VINH Năng suất lúa trong mô hình đạt 6,4 - 6,6 tấn/ha, tăng khoảng 5 - 6% so với ngoài mô hình. Lợi nhuận tăng từ 20 - 25% so với ngoài mô hình.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Nguy cơ cháy rừng cao, Lạng Sơn tổ chức trực 24/24 giờ

LẠNG SƠN Tỉnh Lạng Sơn vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị, địa phương tiếp tục chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng.