| Hotline: 0983.970.780

Cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển còn nhiều hạn chế

Thứ Sáu 18/12/2020 , 11:32 (GMT+7)

Thời gian qua nuôi biển của Việt Nam đã chuyển biến tích cực, song cơ sở hạ tầng phục vụ còn nhiều hạn chế, chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, nuôi biển của chúng ta còn nhiều thách thức, trong đó cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho rằng, nuôi biển của chúng ta còn nhiều thách thức, trong đó cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Ảnh: KS.

Ngày 18/12, tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến đã chủ trì Hội nghị ‘phát triển nuôi biển bền vững’.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, thế kỷ 21 các quốc gia phát triển nuôi biển mạnh mẽ. Đối với Việt Nam chúng ta có tiềm năng nuôi biển rất lớn, với chiều dài 3.266 km bờ biển, diện tích phát triển ngành nuôi biển trên dưới 500 km2. Những năm qua, nuôi biển đã có bước chuyển biến tích cực như về diện tích đạt gần 256 nghìn ha, sản lượng gần 600 ngàn tấn vào năm 2019 và năm nay dự kiến đạt 620 ngàn tấn. Có thể nói tốc độ tăng bình quân trong những năm qua khoảng 23,3%, ít có ngành, lĩnh lực nào có tốc độ phát triển như thế.

Tuy nhiên nuôi biển của Việt Nam còn đứng trước khó khăn và thách thức rất lớn về giải pháp, kiện toàn hệ thống văn bản pháp luật cũng như xây dựng cơ chế chính sách. Chúng ta hiện có Nghị quyết Trung ương 36 về kinh tế biển, luật thủy sản 2017 và hàng loạt cơ chế chính sách khác nên nuôi biển  đã có bước tăng trưởng về diện tích, sản lượng như trên.

Và, ở góc độ kỹ thuật hiện chúng ta có nhiều cơ sở sản xuất giống, rất nhiều sản phẩm, đối tượng có giá trị lớn như tôm hùm, cá chẽm, cá giò, cá chim vây vàng, cá song và hoàn toàn đáp ứng rất nhiều thị trường.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiên tham quan mô hình nuôi biển theo công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

Thứ trưởng Phùng Đức Tiên tham quan mô hình nuôi biển theo công nghệ Na Uy trên vịnh Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa. Ảnh: KS.

“Nuôi biển trong những năm vừa qua đã hình thành, tuy nhiên chúng ta nhìn lại thấy còn rất nhiều khó khăn thách thức để có ngành công nghiệp nuôi biển như các nước phát triển, tiêu biển như Na Uy”, Thứ trưởng nhấn mạnh và nêu những khó khăn thách thức, trước hết là hạ tầng. Những năm qua việc đầu tư hạ tầng thủy sản nói chung, nuôi biển nuôi riêng chưa tương xứng với tiềm năng. Và, nếu có hạ tầng tốt thì Việt Nam có ngành công nghiệp nuôi biển sớm hơn và tranh thủ được lợi thế nhiều hơn.

“Năm nay chúng ta ảnh hưởng Covid-19 rất nặng nề, ngoài ra nông nghiệp bị ảnh hướng rất lớn do biến đổi khí hậu như: mưa đá, giống lốc, lũ lụt, lũ chống lũ, bão chồng bão nhưng chúng ta vẫn đạt chỉ tiêu. Cụ thể thủy sản dự kiến khai thác đạt trên 3,9 triệu tấn, nuôi trồng 4,6 triệu tấn và xuất khẩu 8,6 tỷ USD. Tổng xuất khẩu ngành trên 41 tỷ USD (mục tiêu 40 tỷ USD), thặng dự thương mại trên 10 tỷ USD”, Thứ trưởng chia sẻ, ngành nông nghiệp rất quan trọng, đặc biệt là thủy sản.

Ngoài thách thức cơ sở hạ tầng, Thứ trưởng còn cho rằng nuôi biển còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết. Khoa học công nghệ trong sản xuất giống còn hạn chế; công nghệ sản xuất chưa chủ động hoàn toàn, con giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm…

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Chống dịch tả lợn Châu Phi: Chính sách đã đủ, chỉ thiếu sự quyết liệt

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến khẳng định, tại Hội nghị Phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi và công tác kiểm soát giết mổ động vật sáng 23/7.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất