| Hotline: 0983.970.780

Cơ hội tiếp cận phụ phẩm sau giết mổ làm nguyên liệu thức ăn chăn nuôi

Thứ Tư 19/03/2025 , 20:20 (GMT+7)

TP.HCM Các sản phẩm protein động vật chế biến từ phụ phẩm sau giết mổ của châu Âu là nguồn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi an toàn và bền vững.

Ông Phạm Kim Đăng (đứng), Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Phạm Kim Đăng (đứng), Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ngày 19/3 tại TP.HCM, Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) phối hợp với Hiệp hội Chăn nuôi và Sản xuất thức ăn protein động vật châu Âu (EFPRA) tổ chức hội thảo "Tiêu chuẩn châu Âu về an toàn và tính bền vững khi sử dụng protein nguồn gốc từ động vật trong chăn nuôi".

Hội thảo không chỉ chia sẻ thông tin về các quy chuẩn châu Âu trong việc sử dụng phụ phẩm từ ngành chế biến, giết mổ động vật để tạo ra thức ăn chăn nuôi (TĂCN) đạt tiêu chuẩn châu Âu mà còn cung cấp cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam hợp tác trực tiếp với các đối tác quốc tế. Qua đó, góp phần thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi bền vững, giảm chi phí, đảm bảo chất lượng, tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Theo ông Phạm Kim Đăng, Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi và Thú y, mặc dù Việt Nam đang phải nhập khẩu khoảng 65% nguyên liệu cho sản xuất TĂCN với chi phí lên tới 7 - 8 tỷ USD mỗi năm nhưng ngành đang tích cực tìm kiếm các giải pháp thay thế nhằm giảm sự phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu.

Trong đó chú trọng tận dụng nguồn phụ phẩm từ công nghiệp chế biến, nông nghiệp và thực phẩm để sản xuất TĂCN trong nước. Cùng với đó là các chiến lược mở rộng diện tích trồng nguyên liệu thô và phát triển phụ gia TĂCN tại Việt Nam cũng như áp dụng các công nghệ chăn nuôi bền vững.

Ông Robert Figgener, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi và Sản xuất thức ăn protein động vật châu Âu (EFPRA) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Ông Robert Figgener, Chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi và Sản xuất thức ăn protein động vật châu Âu (EFPRA) phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Theo ông Robert Figgener, Chủ tịch EFPRA, sản phẩm của EFPRA sản xuất chủ yếu là protein động vật từ phụ phẩm sau giết mổ - nguồn nguyên liệu an toàn và bền vững. Các sản phẩm của EFPRA không chỉ là bột của từng loại động vật riêng lẻ mà là hỗn hợp protein động vật từ nhiều loài khác nhau như gia cầm, lợn và động vật nhai lại. Điều này mang đến giải pháp đa dạng và tiết kiệm cho các doanh nghiệp trong việc sản xuất TĂCN.

Ông Robert Figgener khẳng định, các sản phẩm từ EU, bao gồm cả thịt bò và bột đạm động vật đều được sản xuất theo các quy định nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, có tính pháp lý cao và đã được xuất khẩu rộng rãi sang nhiều quốc gia.

“Chúng tôi cam kết, việc sản xuất và tiêu thụ bột đạm động vật từ các sản phẩm của động vật nhai lại như bò tại châu Âu hoàn toàn an toàn. Nếu được sử dụng tại Việt Nam, sản phẩm của chúng tôi sẽ giúp nâng cao chất lượng và giảm chi phí trong ngành chăn nuôi và thủy sản” ông Robert Figgener nói.

Theo Tổng thư ký EFPRA Dirk Dobbelaere, các loại protein có nguồn gốc động vật đã qua chế biến (PAP) được sản xuất ở châu Âu gồm PAP từ gia cầm (hỗn hợp hoặc loài riêng từ gà, gà tây, vịt); PAP từ lợn; PAP từ gia súc nhai lại (hỗn hợp hoặc loài riêng như bột trâu, bò, bột cừu); PAP hỗn hợp (trộn lẫn các loài); bột mỡ (hỗn hợp hoặc loài chuyên biệt); bột lông vũ và bột lông cứng; bột máu và các sản phẩm từ máu.

Ông Dirk Dobbelaere khẳng định, các protein có nguồn gốc động vật đã qua chế biến của tất cả các loài của EU là an toàn làm thức ăn chăn nuôi. Ngoài ra, sản phẩm phụ sau chế biến của EU có tính bền vững cao.

Xem thêm
Trăn trở công tác thú y cơ sở sau khi sát nhập đơn vị hành chính

Nhiều địa phương lo lắng sau sát nhập, cán bộ bán chuyên trách nghỉ việc khiến công tác thú y cơ sở gặp nhiều khó khăn do thiếu nhân lực, địa bàn quản lý rộng.

Sơn La tìm giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ

Phó Chủ tịch tỉnh Sơn La làm việc với Viện Bảo vệ thực vật nhằm tìm ra những giải pháp xây dựng vùng cà phê chè hữu cơ.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

16 cán bộ kiểm ngư 'gánh' 6.000km² mặt biển

Quảng Ninh Lực lượng kiểm ngư Quảng Ninh chỉ có 16 cán bộ nhưng quản lý tới 6.000km² mặt biển, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác kiểm tra, xử lý các vi phạm trên biển.

Tăng tốc hoàn thiện dữ liệu phục vụ EUDR, bảo đảm xuất khẩu không gián đoạn

Hệ thống dữ liệu phục vụ cho việc khai báo truy xuất nguồn gốc theo quy định EUDR vẫn cần hoàn thiện để đảm bảo việc xuất khẩu duy trì khi EUDR có hiệu lực.

Bình luận mới nhất