| Hotline: 0983.970.780

Cơ giới hoá ngành cà phê để xuất khẩu bền vững

Thứ Năm 13/03/2025 , 17:06 (GMT+7)

Ứng dụng cơ giới hoá và truy xuất nguồn gốc đầy đủ sẽ giúp ngành cà phê Việt Nam nhanh chóng thích nghi với quy định EUDR và duy trì vị thế trên thị trường.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, chuyên gia tư vấn kỹ thuật GIZ Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Linh.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, chuyên gia tư vấn kỹ thuật GIZ Việt Nam, phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Phương Linh.

Chiều 13/3, Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ) tổ chức hội thảo "Trung tâm Đổi mới sáng tạo xanh trong lĩnh vực nông nghiệp và thực phẩm (GIC) tại Việt Nam: Ngành cà phê" trong khuôn khổ Triển lãm AGRITECHNICA ASIA Vietnam 2025.

Bà Đỗ Thị Thanh Huyền, chuyên gia tư vấn kỹ thuật GIZ Việt Nam, cho biết, EU là thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của Việt Nam, chiếm 40% tổng sản lượng và 38% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Theo Quy định chống phá rừng (EUDR) của EU, các sản phẩm cà phê xuất khẩu phải bảo đảm không liên quan đến hoạt động phá rừng, tuân thủ luật pháp tại quốc gia sản xuất và cung cấp đầy đủ thông tin vị trí địa lý cụ thể của vùng trồng.

Để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam nhanh chóng thích ứng, duy trì sản xuất và mở rộng thị phần, GIZ Việt Nam đã triển khai hai dự án quan trọng: “Tăng cường khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu cho các nhóm nghèo sản xuất cà phê tại Sơn La và Điện Biên (CRAS)” và “Nông nghiệp bền vững cho hệ sinh thái rừng (SAFE)”.

Đây là hai dự án hỗ trợ nông dân và cộng đồng thích ứng với biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Dự án CRAS (2022-2024) được triển khai nhằm hỗ trợ nhóm nông dân nghèo sản xuất cà phê tại Sơn La và Điện Biên cải thiện kỹ thuật canh tác và phục hồi sản xuất sau dịch Covid-19. Trong khi đó, dự án SAFE (2024-2028) tập trung phát triển nông nghiệp bền vững trong các hệ sinh thái rừng, gắn với bảo vệ và phục hồi tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của việc bảo vệ rừng và canh tác thân thiện với môi trường.

Cơ giới hoá ngành cà phê để đáp ứng yêu cầu xuất khẩu

Ông Nguyễn Xuân Thao, Giám đốc Hợp tác xã Cà phê Bích Thao (HTX), cho rằng: "Xuất khẩu đi thị trường nào thì làm văn hoá cà phê theo thị trường đó".

Nhận thấy nhu cầu của thị trường thế giới là ưa chuộng các sản phẩm sạch, theo hướng hữu cơ, thay vì sản xuất cà phê theo tập quán thông thường, ông Thao đã định hướng sản xuất cà phê chất lượng cao theo hướng hữu cơ, tích cực ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cà phê. Đồng thời áp dụng quy trình sản xuất cà phê hữu cơ theo chuỗi khép kín, đáp ứng tiêu chuẩn VietGAP, UTZ để bảo đảm chất lượng sản phẩm cho người tiêu dùng.

Năm 2022, cà phê của HTX Cà phê Bích Thao được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Trong đó, cà phê bột nguyên chất của HTX là sản phẩm duy nhất của tỉnh lọt Top sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Ảnh: Báo Nhân dân.

Năm 2022, cà phê của HTX Cà phê Bích Thao được chứng nhận sản phẩm OCOP 5 sao cấp quốc gia. Trong đó, cà phê bột nguyên chất của HTX là sản phẩm duy nhất của tỉnh lọt Top sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia. Ảnh: Báo Nhân dân.

“Đầu năm 2021, HTX tiếp tục nâng cao giá trị cho cà phê bằng cách khởi công xây dựng Nhà máy chế biến quy mô gần 1.120m², công suất 20 tấn cà phê nhân/ngày, với tổng vốn đầu tư 16 tỷ đồng. Dây chuyền chế biến theo quy trình khép kín, gồm: máy xát, sàng kích thước, sàng trọng lượng, máy bắn màu công nghệ của Đức và Mỹ, máy rang, xay cà phê, có kho bảo quản, khu trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Ngoài ra, HTX cũng đầu tư xây dựng 3 nhà kính, trong đó có 2 nhà kính ngay sau nhà máy với diện tích 700m²/nhà và 1 nhà kính ở xã Mường Do (Phù Yên) rộng 1.500 m². Đặc biệt, HTX sử dụng phương pháp chế biến ướt, phơi trong nhà kính, thân thiện môi trường”, ông Thao cho biết.

Bên cạnh đó, cây cà phê của HTX được chăm sóc bằng phân hữu cơ; quy trình thu hái, sơ chế được tuân thủ nghiêm ngặt để giữ được lượng đường tự nhiên và phẩm chất nội tại của hạt cà phê. Công đoạn tách vỏ không sử dụng nước như phương pháp truyền thống giúp giảm thiểu tác động tới môi trường.

Tại hội thảo, Công ty WeatherPlus giới thiệu một số giải pháp công nghệ, phần mềm dự báo thời tiết, thủy văn và nông nghiệp hướng đến giảm thiểu rủi ro và các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu tới các ngành cà phê Việt Nam. Bên cạnh đó, công ty đang nghiên cứu số hoá quy trình sản xuất, xây dựng bộ công cụ hỗ trợ truy xuất nguồn gốc cho nông dân, cũng như phát triển bản đồ vùng trồng, chỉ dẫn địa lý từng nông trại.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.

Cháy rừng từ Hòa Bình lan sang Hà Nam

HÀ NAM Lực lượng chức năng đang khẩn trương ngăn chặn đám cháy từ tỉnh Hoà Bình lan sang khu rừng ở phường Ba Sao, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.