| Hotline: 0983.970.780

Chuẩn bị xây dựng trụ sở Hạt Kiểm lâm Đại Từ

Thứ Năm 31/08/2023 , 12:04 (GMT+7)

Thái Nguyên Dự án Xây dựng trụ sở Hạt Kiểm lâm Đại Từ dự kiến có tổng mức đầu tư 12,2 tỷ đồng tại Khu đô thị An Long, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ.

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV. Ảnh: Quang Linh.

Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV. Ảnh: Quang Linh.

Thông tin tại kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, UBND tỉnh Thái Nguyên có tờ trình Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng trụ sở Hạt Kiểm lâm Đại Từ gửi HĐND tỉnh Thái Nguyên.

Theo đó, Dự án Xây dựng trụ sở Hạt Kiểm lâm Đại Từ được thực hiện tại Khu đô thị An Long, thị trấn Hùng Sơn, huyện Đại Từ, với tổng mức đầu tư dự án hơn 12,2 tỷ đồng (ngân sách tỉnh hơn 9 tỷ đồng, phần bồi thường tài sản cũ của Hạt Kiểm lâm Đại Từ là 2 tỷ đồng, ngân sách huyện Đại Từ chi trả cho công tác giải phóng mặt bằng là hơn 1,16 tỷ đồng).

Quy mô của dự án gồm: 1 nhà làm việc 3 tầng (phục vụ cho 16 cán bộ, nhân viên); 1 kho tang vật và kho dụng cụ phòng cháy chữa cháy; 1 nhà để xe; các công trình phụ trợ.

Thời gian thực hiện dự án từ năm 2023-2025. Trong đó, từ quý III/2023 đến quý IV/2023 sẽ phê duyệt chủ trương đầu tư, lập và phê duyệt dự án đầu tư. Năm 2024-2025 sẽ đấu thầu, lựa chọn nhà thầu thực hiện các gói thầu, thi công xây dựng công trình, thanh quyết toán công trình.

Cán bộ kiểm lâm kiểm tra tang vật vi phạm về tài nguyên rừng. 

Cán bộ kiểm lâm kiểm tra tang vật vi phạm về tài nguyên rừng. 

Trước đó, đơn vị lập báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư là Sở NN-PTNT Thái Nguyên nhằm đảm bảo cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của Hạt Kiểm lâm Đại Từ theo quy định.

Theo Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên, quy mô sử dụng đất của dự án là 1.979m2 đảm bảo phù hợp với quy hoạch xây dựng. Sở Xây dựng tỉnh Thái Nguyên đề nghị đơn vị lập hồ sơ đề xuất khi triển khai thiết kế công trình phải đảm bảo các chỉ tiêu về mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất và chiều cao công trình phù hợp với quy hoạch xây dựng đã được duyệt.

Bên cạnh đó, khi triển khai thiết kế chi tiết dự án cần phải kiểm tra, rà soát lại việc áp dụng định mức diện tích làm việc theo chức danh, diện tích sử dụng chung, diện tích chuyên dùng đảm bảo không gây lãng phí và theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Hiện nay, hầu hết các địa phương trên địa bàn huyện Đại Từ đều rất thuận lợi trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng như đường giao thông, sân vận động, nhà văn hóa,… do sự đồng thuận và chia sẻ của nhân dân. Cơ bản người dân sẵn sàng hiến đất, nhường đất nhà ở và nông nghiệp cho Nhà nước sử dụng vào mục đích xây dựng các công trình công cộng, phục vụ lợi ích chung.

Huyện Đại Từ xác định xây dựng huyện đạt chuẩn nông thôn mới và trở thành thị xã trực thuộc tỉnh là một nhiệm vụ trọng tâm của huyện, xây dựng nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, tập trung xây dựng và phát triển huyện Đại Từ một cách toàn diện, đồng bộ từng bước trở thành đô thị phát triển của tỉnh Thái Nguyên.

Mục tiêu cụ thể cần đạt như: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 4%/năm; Sản lượng lương thực bình quân đạt khoảng 68.000 tấn/năm; Thu ngân sách nhà nước tăng bình quân hàng năm là 10%;

Hiện nay, tổ chức bộ máy của Chi cục Kiểm lâm Thái Nguyên gồm 3 phòng nghiệp vụ là Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Quản lý bảo vệ và Phát triển rừng và Phòng Thanh tra - Pháp chế; 1 Đội Kiểm lâm cơ động- Phòng chống cháy rừng; Ban Quản lý rừng ATK Định Hóa và 8 Hạt Kiểm lâm cấp huyện, thành phố (giảm 1 đơn vị trực thuộc Chi cục là Ban quản lý rừng phòng hộ bảo vệ môi trường Hồ Núi Cốc do sáp nhập với Ban quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Thần Sa Phượng Hoàng thành Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ tỉnh Thái Nguyên).

Thái Nguyên là tỉnh thuộc vùng trung du miền núi phía Bắc có tổng diện tích tự nhiên hơn 352.000ha, tại Quyết định số 222/QĐ-TTg ngày 14/3/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh Thái Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, diện tích quy hoạch đất rừng của tỉnh đến năm 2030 là 172.000ha, gồm đất rừng đặc dụng 35.652ha, đất rừng phòng hộ 37.028ha, đất rừng sản xuất 99.320ha.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.