| Hotline: 0983.970.780

Chủ động phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn vật nuôi

Thứ Ba 23/05/2023 , 14:12 (GMT+7)

Hệ thống thú y các cấp của tỉnh Vĩnh Phúc đang khẩn trương tiêm phòng vacxin đợt 1/2023 cho đàn vật nuôi nhằm ngăn chặn dịch bệnh phát sinh, lây lan trên địa bàn tỉnh.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Vĩnh Phúc tính đến ngày 15/4, đàn trâu trên địa bàn toàn tỉnh khoảng 16.600 con; đàn bò 94.000 con (bò sữa 17.300 con); đàn lợn 458.000 con; đàn gia cầm gần 12 triệu con. Sản lượng thịt trâu ước đạt 452 tấn, thịt bò hơn 1.700 tấn, thịt lợn hơi hơn 29.600 tấn, thịt gia cầm hơn 14.800 tấn, sữa tươi đạt 20.500 tấn, trứng gia cầm hơn 253 triệu quả.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc kiểm tra, hỗ trợ cán bộ thú y các huyện, thành phố tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1/2023. Ảnh: Trung Quân.

Cán bộ Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc kiểm tra, hỗ trợ cán bộ thú y các huyện, thành phố tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm và khử trùng tiêu độc môi trường chăn nuôi đợt 1/2023. Ảnh: Trung Quân.

Ông Nguyễn Hiệp Khôi, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc cho biết, với số lượng gia súc, gia cầm (GSGC) trên địa bàn tỉnh tương đối lớn nên công tác phòng chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi được đặc biệt quan tâm. Ngay từ đầu năm, trên cơ sở kế hoạch phòng, chống dịch bệnh GSGC và thủy sản năm 2023 của UBND tỉnh, Sở NN-PTNT đã ban hành kế hoạch tiêm phòng vacxin cho GSGC và khử trùng tiêu độc (KTTĐ) môi trường chăn nuôi năm 2023.

Theo đó, Chi cục Chăn nuôi và Thú y sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 2 đợt tiêm phòng vacxin cho GSGC và phun KTTĐ môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh (đợt 1: từ tháng 4 đến tháng 5; đợt 2: từ tháng 10 đến tháng 11). Ngoài ra, thực hiện tiêm phòng bổ sung các tháng còn lại trong năm cho đàn GSGC mới nuôi, mới lớn chưa được tiêm phòng vào các đợt chính trong năm; tiêm bao vây các ổ dịch nhỏ xảy ra trên địa bàn tỉnh.

Để công tác tiêm phòng triển khai hiệu quả, tỉnh đã hỗ trợ 100% chi phí vacxin tụ huyết trùng, lở mồm long móng (LMLM) cho đàn trâu bò; vacxin lở mồm long móng, dịch tả lợn cổ điển, tai xanh cho đàn lợn nái, lợn đực giống; vacxin cúm gia cầm cho đàn gà và đàn thủy cầm của các hộ chăn nuôi có quy mô từ 3.000 con trở xuống. Đồng thời, hỗ trợ 100% kinh phí mua hoá chất phun KTTĐ môi trường chăn nuôi và hỗ trợ vật tư, dụng cụ phục vụ công tác tiêm phòng và phun KTTĐ chuồng trại.

Theo chân cán bộ của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc tới các địa phương trên địa bàn tỉnh kiểm tra, đôn đốc, hỗ trợ Trạm Chăn nuôi và Thú y các huyện, lực lượng thú các xã triển khai tiêm phòng vacxin cho đàn GSGC và KTTĐ môi trường chăn nuôi đợt 1/2023 (từ ngày 24/4 - 25/5), điều dễ nhận thấy là không khí khẩn trương, không quản ngày đêm; tác phong chỉn chu, chính xác của cán bộ thú y các cấp đã giúp công tác tiêm phòng được triển khai bài bản, hiệu quả.

Ông Trần Tân Dân, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tam Dương chia sẻ, Tam Dương là huyện có quy mô chăn nuôi lớn với đàn gia cầm khoảng 4 triệu con, trâu bò 25.000 con, lợn 100.000 con. Trên cơ sở những hướng dẫn của cán bộ chuyên môn và chính quyền từ tỉnh đến xã, ý thức, phương pháp chăn nuôi của người dân đã từng bước được nâng lên. Các hộ đã chủ động trong công tác đảm bảo vệ sinh chuồng trại, tiêm phòng vacxin đầy đủ cho đàn vật nuôi. Nhờ đó, trong những năm gần đây, trên địa bàn huyện không phát sinh các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi.

Ông Trần Tân Dân, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tam Dương (bên phải) kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi cho các chủ trang trại không thuộc diện được hỗ trợ tiêm vacxin và KTTĐ môi trường. Ảnh: Trung Quân.

Ông Trần Tân Dân, Trạm trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Tam Dương (bên phải) kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi cho các chủ trang trại không thuộc diện được hỗ trợ tiêm vacxin và KTTĐ môi trường. Ảnh: Trung Quân.

Trong đợt tiêm phòng lần này, trạm đã phối hợp với các đơn vị liên quan đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về kế hoạch tiêm phòng vacxin, phun KTTĐ và chính sách hỗ trợ của tỉnh để các hộ chăn nuôi biết và chủ động phối hợp thực hiện. Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai nhiệm vụ, cán bộ thú y luôn nâng cao tinh thần trách nhiệm đảm bảo tiêm phòng đúng chủng loại vacxin, đúng đối tượng, phun KTTĐ hiệu quả tránh thất thoát lãng phí, an toàn cho người, động vật và môi trường.

“Từ đầu năm đến nay, hoạt động chăn nuôi của người dân gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, đợt tiêm phòng lần này càng có ý nghĩa khi giúp các hộ vững tâm hơn, không bỏ đàn, không lơ là trong công tác phòng chống dịch bệnh, sẵn sàng nguồn cung khi thị trường ổn định trở lại. Từ đó, đảm bảo thu nhập, duy trì và từng bước mở rộng quy mô sản xuất”, ông Dân cho hay.

Ông Hoàng Tiến Luận, phường Định Trung, thành phố Vĩnh Yên nuôi 2.000 gà thịt phấn khởi chia sẻ, nguồn thu nhập chính của gia đình trong năm dựa cả vào 3 lứa gà (2.000 con/lứa) nên cứ nghe nói ở đâu có dịch bệnh là lại như “ngồi trên đống lửa”. Trước đây, gia đình ông phòng trị bệnh cho đàn gà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên không ít lần điêu đứng vì tốn kém chi phí mà gà vẫn chết hàng loạt.

Tuy nhiên, từ khi được cán bộ thú y các cấp đến tận nhà thông tin, hướng dẫn; dự các lớp tập huấn kỹ thuật; nghe phổ biến kiến thức phòng trị bệnh cho đàn gà qua hệ thống loa phát thanh của phường, nhất là hàng năm được hỗ trợ tiêm phòng vacxin và phun KTTĐ định kỳ thì đến hiện tại gia đình ông đã có thể “kê cao gối ngủ”.

Năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 2 đợt tiêm phòng vacxin cho GSGC và phun KTTĐ môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Trung Quân.

Năm 2023, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Phúc sẽ phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức 2 đợt tiêm phòng vacxin cho GSGC và phun KTTĐ môi trường chăn nuôi trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Trung Quân.

“Thú thật, chăn nuôi hiện nay mà chỉ dựa vào kinh nghiệm để phòng trị bệnh cho đàn vật nuôi thì không ổn. Bởi lẽ, kinh nghiệm chỉ giúp người nuôi nhận biết được một số bệnh thông thường, trong khi hiện nay xuất hiện rất nhiều loại bệnh mới, biểu hiện bệnh có những điểm giống nhau nhưng khả năng lây lan nhanh, diễn biến phức tạp và khó phòng trị hơn. Do đó, nếu không có hệ thống thú y đồng hành và các hộ nuôi không chủ động tuân thủ tiêm phòng vacxin, vệ sinh chuồng trại thì chỉ có trắng tay”, ông Luận quả quyết.

Năm 2023, Sở NN-PTNT Vĩnh Phúc xây dựng kế hoạch tiêm phòng vacxin cho đàn gia súc, gia cầm thuộc đối tượng được hỗ trợ, bao gồm: Tiêm phòng vacxin LMLM type O và A cho trâu, bò hơn 147.300 lượt con; vacxin tụ huyết trùng nhũ hóa trâu, bò cho hơn 73.600 con; vacxin LMLM type O cho lợn nái, lợn đực giống hơn 103.600 lượt con; vacxin tai xanh cho lợn nái, lợn đực giống hơn 103.500 lượt con; vacxin dịch tả lợn nhược độc cho 56.400 con; vacxin dại cho đàn chó, mèo (ngân sách tỉnh không hỗ trợ) hơn 37.300 con; vacxin cúm gia cầm H5N1, H5N6 cho hơn 7,2 triệu lượt con.

Xem thêm
Nuôi 300 con dúi, 300 gà đen mang lại doanh thu nửa tỷ đồng

ĐỒNG THÁP Tổng thu nhập từ đàn dúi 300 con và đàn gà đen 300 con đem về cho anh Huỳnh Văn Hiếu ở Đồng Tháp khoảng nửa tỷ đồng mỗi năm.

Trồng xen ca cao trong vườn dừa, lợi đôi đường

VĨNH LONG Mô hình này tận dụng hiệu quả diện tích, cải thiện hệ sinh thái đất, duy trì độ ẩm, giảm xói mòn rửa trôi, năng suất dừa cũng tăng so với trồng chuyên canh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất