| Hotline: 0983.970.780

Cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh

Chủ Nhật 20/08/2023 , 17:44 (GMT+7)

KON TUM Việc cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý cho sâm Ngọc Linh nhằm ngăn chặn nạn sâm giả tràn lan trên thị trường.

Sâm Ngọc Linh được người dân trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Tuấn Anh.

Sâm Ngọc Linh được người dân trồng trên đỉnh núi Ngọc Linh, huyện Tu Mơ Rông (tỉnh Kon Tum). Ảnh: Tuấn Anh.

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum vừa tổ chức công bố và trao quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” sản phẩm sâm củ cho Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) và Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh Kon Tum).

Theo đó, Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Kon Tum được sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ với 10.000 cây từ 10 năm tuổi trở lên. Còn Công ty Cổ phần Sâm Ngọc Linh Tu Mơ Rông được sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ với 2.200 cây từ 6 năm tuổi trở lên.

Các công ty được cấp chứng nhận phải tuân thủ đúng quy chế quản lý, sử dụng chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho sản phẩm sâm củ theo quyết định. Hội Dược liệu tỉnh Kon Tum có trách nhiệm phát hành, quản lý, cấp tem chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” cho các công ty theo số lượng sâm củ được khai thác.

Ngay khi cấp giấy chức nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum yêu cầu các công ty khai thác đúng số lượng và vùng trồng sâm Ngọc Linh theo quy định. Bên cạnh đó, các công ty làm việc với cơ quan chức năng thực hiện việc cấp và dán tem chỉ dẫn địa lý trước khi đưa ra thị trường. Ngoài ra, các công ty cũng phải lập sổ nhật ký theo dõi quá trình khai thác số lượng sâm củ để phục vụ công tác giám sát.

Ông Huỳnh Trung Kim, Phó Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Kon Tum cho biết, hiện nay sâm Ngọc Linh giả đang tràn lan trên thị trường, việc cấp chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý sẽ giúp khẳng định đối với các công ty có trồng sâm Ngọc Linh thực sự, nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý và đủ điều kiện để đưa ra thị trường.

Thời gian tới, Sở cũng đề nghị huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei (nằm trong vùng chỉ dẫn địa lý sâm Ngọc Linh) cần hướng dẫn cho bà con thành lập nhóm hộ trồng sâm Ngọc Linh để tiến tới cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý.

Sâm Ngọc Linh củ sẽ được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt. Ảnh: Tuấn Anh.

Sâm Ngọc Linh củ sẽ được kiểm tra, giám sát nghiêm ngặt. Ảnh: Tuấn Anh.

Về công tác kiểm tra, giám sát, ông Kim cho biết, các cơ quan chức năng khi kiểm tra sâm Ngọc Linh lưu thông trên thị trường nếu không chứng minh được nguồn gốc và quyền chứng nhận sử dụng chỉ dẫn địa lý xem như vi phạm, lừa dối người tiêu dùng.

Ngoài ra, nếu cơ quan chức năng nghi ngờ sâm Ngọc Linh không đúng chỉ dẫn địa lý sẽ lấy mẫu lá, thân, củ gửi về Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng và Dịch vụ khoa học công nghệ tỉnh Kon Tum để phân tích AND cũng như chất lượng sâm Ngọc Linh, nếu phát hiện giả sẽ cương quyết xử lý.

Hiện nay, Trung tâm này cũng đã hoàn thiện các trang thiết bị máy móc đối với 2 hệ thống kiểm định chất lượng sâm Ngọc Linh với mức đầu tư 13 tỷ đồng. Hai hệ thống này gồm thiết bị phục vụ công tác tách chiết, nhân bản và thiết bị kiểm định thành phần hoạt chất sinh học Saponin trong sâm Ngọc Linh nhằm phục vụ công tác chuyên kiểm tra chất lượng sâm trên địa bàn tỉnh.

“Ngoài việc phục vụ quản lý nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp, thậm chí cả người tiêu dùng có nhu cầu kiểm định sâm Ngọc Linh có thể gửi mẫu về để nhận biết thật giả, từ đó củng cố niềm tin trong việc lựa chọn sản phẩm sâm Ngọc Linh”, ông Huỳnh Trung Kim cho biết.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Xã vùng biên thay da đổi thịt nhờ cây mắc ca

LÂM ĐỒNG Cây mắc ca mang lại thu nhập cao, giúp hàng trăm hộ dân ở xã vùng biên Quảng Trực, tỉnh Lâm Đồng từng bước ổn định sinh kế, thoát nghèo.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Trồng rừng bền vững, gặt lợi đa tầng

Vĩnh Long Với người dân, rừng không chỉ là 'lá chắn' gió biển, mà còn là sinh kế thiết thân của những phận đời miệt biển.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất