| Hotline: 0983.970.780

Cấp bách tái cơ cấu nghề đánh bắt thuỷ sản

Thứ Tư 27/11/2019 , 09:05 (GMT+7)

Số lượng tàu đánh bắt phát triển ồ ạt, vượt xa quy hoạch đã khiến tài nguyên biển bị khai thác cạn kiệt, dẫn đến hành vi đưa tàu đi đánh bắt trái phép.

* Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ "cấm biển" mùa sinh sản

17-06-10_1
Nghề đánh bắt hải sản ngày càng khó khăn do nguồn cá cạn kiệt.

Thực trạng này đòi hỏi phải cấp bách tái cơ cấu nghề đánh bắt thủy sản... 

Chuyển đổi nghề biển

Vừa trở về sau chuyến biển dài nhiều tháng, chủ tàu lưới kéo hơn 800CV Nguyễn Văn Mạnh, xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu (BR-VT), lắc đầu ngao ngán: “Biển ngày càng ít tôm cá, đánh bắt không hiệu quả khiến chuyến này tàu bị lỗ trên cả trăm triệu đồng”.

Theo phân tích của ông Mạnh, giá xăng dầu cũng như các nhu yếu phẩm tăng từng ngày, trong khi bạn ghe ngày một khó kiếm lại hay nhảy tàu, bỏ việc nên mỗi chuyến đi biển giống như một “canh bạc”. Hiếm lắm mới có tàu trúng mẻ cá lớn, còn lại hầu hết là hòa vốn hoặc bị lỗ. 

Ngư dân Nguyễn Hữu Đức (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) từng làm nghề đánh bắt bằng thuyền thúng kể: Trước đây, việc đánh bắt khá thuận lợi, có ngày được vài chục ký cá, tôm, thu nhập hàng triệu đồng. Nhưng vài năm gần đây, ông phải đi xa hơn, chi phí tăng lên nhưng hải sản thu được vẫn rất ít, thậm chí nhiều chuyến trắng tay.

Nguyên nhân của tình trạng này là do hình thức đánh bắt kiểu “giã cào bay” tận diệt khiến nguồn lợi thủy sản ngày càng cạn kiệt. Thực tế, hiện có một số chủ tài không còn mặn mà với nghề biển và đành chấp nhận để tàu nằm bờ, rao bán, lên bờ chuyển đổi ngành nghề khác.

Ghi nhận tại cảng Cát Lở (phường 11, TP Vũng Tàu) và một số cảng cá khác trên địa bàn tỉnh BR-VT, chúng tôi thấy kích thước hải sản nhỏ, không thể dùng làm thực phẩm nhưng vẫn bị các tàu “ăn” kiểu “lớn bùi bé mềm” đưa hết về bờ. Con nào lớn thì bán cho thương lái, nhỏ thì bán cá phân (dùng làm phân bón), diễn ra thường xuyên và từ rất lâu.

17-06-10_3
Nhiều ngư dân đã không còn mặn mà với nghề biển.

Khảo sát tại BR-VT, nhiều ngư dân cũng cho rằng, việc làm cần kíp hiện nay là giảm đội tàu đánh bắt, ngư dân tự chuyển đổi, cải hoán những tàu có phương thức khai thác tận diệt sang nghề phù hợp. 

"Cấm biển" thế nào?

Theo Chi cục Thủy sản (Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT), để việc “cấm biển” có khả thi, cần phải có giải pháp kèm theo như đầu tư trang thiết bị cho lực lượng kiểm ngư để kiểm soát việc đánh bắt đảm bảo đúng quy định. Những tháng ngư dân không khai thác thì cần phải tạo công ăn việc làm hoặc những hoạt động khác có thu nhập cho bà con ngư dân trong thời gian “cấm biển”.

Cần “cấm biển” theo mùa, theo vùng, theo đặc tính. Tuy nhiên, việc thực hiện đúng “cấm biển” không hề dễ dàng bởi lực lượng chấp pháp mỏng. Ông Lê Tòng Văn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh BR-VT cho rằng: “Ghe tàu của ngư dân nếu để quá lâu sẽ dễ bị hư hỏng. Do đó chỉ nên cấm ở một số vùng với thời gian nhất định”.

“Theo Bộ NN-PTNT, hiện cả nước có hơn 96.000 tàu cá với sản lượng khai thác mỗi năm đạt 3-3,4 triệu tấn hải sản, đã tạo ra giá trị hơn 83.482 tỷ đồng cùng 3,3 tỷ USD xuất khẩu. Tuy nhiên, trữ lượng nguồn lợi hải sản ở các vùng biển nước ta chỉ vào khoảng 4,36 triệu tấn và khả năng khai thác cho phép chỉ 2,45 triệu tấn.

Theo ông Văn, tỉnh đã ra nghị quyết đến tháng 4/2020 phải chuyển đổi triệt để các hình thức đánh bắt tận diệt để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2025, số lượng tàu cá của tỉnh BR-VT chỉ còn 4.500 chiếc, giảm hơn 1.300 chiếc so với hiện nay.

Trao đổi với NNVN, ông Trần Văn Cường - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh BR-VT cho biết: “Trước đây các văn bản pháp luật về cấm đánh bắt hải sản vào mùa sinh sản đã có.

Tuy nhiên, do các biện pháp chế tài yếu, lực lượng thực thi, kiểm tra mỏng nên hầu như không có tác dụng. Hơn nữa, muốn cấm biển phải có điều tra chính xác vùng nào là nơi cá tôm sinh sản”.

Theo ông Cường, mới đây khi đánh bắt trái phép trở thành một vấn đề nóng bỏng, BR-VT đã yêu cầu các ngành chức năng của tỉnh phải lập đề án chuyển đổi và hạn chế đóng số lượng tàu cá mới.

Tuy nhiên, do trình độ văn hóa của ngư dân còn thấp, nhiều lao động lớn tuổi không biết chuyển nghề gì; đồng thời thêm những khó khăn về tài chính đã khiến giải pháp của đề án chưa phát huy được hiệu quả. 

17-06-10_5
BR-VT tái cơ cấu lại nghề đánh bắt.

Việc tái cơ cấu ngành thủy sản, chuyển đổi nghề cho ngư dân là việc làm rất khó. Nhưng để có một nghề cá bền vững, có trách nhiệm thì đây là việc phải làm.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Trăn trở về một chương trình quốc gia phòng chống dịch tả lợn Châu Phi

Thứ trưởng Phùng Đức Tiến đặt vấn đề trong bối cảnh vaccine ASF đã sản xuất hàng triệu liều nhưng tỷ lệ tiêm còn thấp, dịch bệnh gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất