| Hotline: 0983.970.780

Canh tác sắn bền vững

Thứ Hai 19/12/2016 , 14:03 (GMT+7)

Với khoảng 16.000ha sản xuất sắn hàng năm, cây sắn đang góp một vai trò không nhỏ trong việc giúp người nông dân nghèo tỉnh Yên Bái thoát khỏi cảnh nghèo khó.

Trên địa bàn tỉnh Yên Bái có 3 nhà máy chế biến tinh bột sắn lớn là Cty cổ phần Lâm nông sản Thực phẩm Yên Bái, Cty TNHH Thương mại và Đầu tư Yên Bình, Cty TNHH Minh Quang. Mỗi năm thu mua hơn 200.000 tấn sắn củ tươi và được chế biến chủ yếu ra sản phẩm tinh bột sắn với hơn 50.000 tấn/năm. Sản phẩm tinh bột sắn Yên Bái có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế về độ trắng, hàm lượng tinh bột, được xuất khẩu chủ yếu sang các nước Hàn Quốc, Trung Quốc và Đài Loan.

Yên Bái hiện đang có vùng nguyên liệu sắn khá tốt, tuy nhiên năng suất bình quân chỉ đạt từ 18 - 22 tấn/ha, chưa có bộ giống sắn năng suất cao, chất lượng tốt, thích hợp cho các vùng trồng sắn trong tỉnh; các giống sắn địa phương như sắn lá tre, sắn dù, KM94 đang thoái hóa phân cành, năng suất sụt giảm mạnh khiến người trồng gặp khó khăn.

Đặc biệt trong quan niệm của người nông dân thì sắn là cây dễ trồng, không cần chăm sóc, đầu tư phân bón nên dần dần đã biến cây sắn thành cây phá hoại đất, xói mòn đất; thêm vào đó người nông dân chưa tiếp cận được đầy đủ các thông tin về các tiến bộ kỹ thuật, giống mới, giá cả thị trường, phá rừng trồng sắn, không tuân thủ quy trình trồng và chế biến sắn dẫn đến tính trạng phá vỡ quy hoạch, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên đáng báo động.


 

Để khắc phục tận gốc những vướng mắc trên, năm 2016 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển cây có củ (Viện  Cây lương thực và cây thực phẩm) đã triển khai hợp phần của dự án "Xây dựng và nhân rộng mô hình trồng sắn mới và thâm canh bền vững tại vùng nguyên liệu của nhà máy chế biến tại xã Vĩnh Kiên, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái".

Các hoạt động của dự án nhằm nâng cao hiểu biết của người nông dân về cây sắn. Làm thế nào để tăng thêm thu nhập cho gia đình nhưng vẫn đảm bảo cho cây sắn phát triển bền vững trên chính mảnh đất canh tác của họ.

Kết quả xây dựng mô hình được tổ chức đánh giá ngày 13/12/2016 tại hội nghị sơ kết mô hình cho thấy: Nhờ kỹ thuật trồng xen được áp dụng với các cây họ đậu lạc nên đã giảm thiểu được tối đa lượng đất bị xói mòn trên đất dốc nhờ diện tích che phủ khá cao chỉ sau 1 tháng trồng trong thời gian chờ cây sắn phát triển. Sau khi thu hoạch cây trồng xen là lạc, đậu tương, đậu đen, thân lá rễ của cây họ dầu được phủ trả lại lên đất trồng sắn một phần dinh dưỡng cho đất.

Ngoài ra, việc trồng xen cũng làm tăng lợi nhuận kinh tế trên 1 đơn vị diện tích so với trồng săn thuần do giảm được một số công lao động làm cỏ và thu hoạch lạc, đậu tương vào giữa vụ sắn từ 8 - 10 triệu đồng/ha.

Các giống sắn mới Sa21-12 và BK tỏ ra khá thích hợp với điều kiện đất đai và khí hậu Yên Bái, năng suất bình quân đạt 38 - 42 tấn/ha, thậm chí có những hộ năng suất giống sắn BK đạt trên 45 tấn/ha. Như vậy với giá bán sắn tươi hiện nay là 1.000 đồng/kg, mỗi năm người dân thu được khoảng 49 triệu đồng/ha trừ chi phí đầu tư khoảng 32 triệu đồng thì lãi khoảng 17 triệu đồng/ha. Trong khi đó, với các hộ ngoài mô hình năng suất củ tươi đạt trung bình 24,5 tấn/ha thì thu nhập khoảng 24.500.000 đồng/ha, sau khi trừ chi phí sản xuất chỉ lãi 7 - 8 triệu đồng/ha.

Dự án còn tổ chức tập huấn kỹ thuật canh tác sắn bền vững cho nông dân trong và ngoài mô hình cùng với các cán bộ nông nghiệp, khuyến nông xã Vĩnh Kiên. Bằng phương pháp “cầm tay chỉ việc” học viên đã nhanh chóng nắm bắt được tầm quan trọng của việc canh tác sắn bền vững, kỹ thuật canh tác sắn bền vững. Đây chính là những hạt nhân, những nông dân điển hình thúc đẩy nhanh tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất sắn bền vững ở khu vực này, tạo tiền đề cho việc phát triển bền vững cho nhà máy chế biến tinh bột sắn của tỉnh Yên Bái.

Xem thêm
Chăn nuôi Thái Nguyên nổi bật nhờ công nghệ: [Bài cuối] Công nghệ số thúc đẩy chuyển dịch xanh

Đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hướng đến phát triển chăn nuôi xanh, tuần hoàn, nâng cao giá trị là một trong những định hướng trọng tâm của Thái Nguyên.

Hà Nội tạm giữ 800kg trứng gà non, tràng gà không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng phát hiện 800kg trứng gà non, tràng gà đông lạnh không rõ nguồn gốc tại quận Hoàng Mai, Hà Nội, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La trải lòng về cây ăn quả trên đất dốc

Theo ông Hoàng Văn Chất, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Sơn La, chủ trương trồng cây ăn quả trên đất dốc là đúng đắn, phù hợp với lòng dân, đảm bảo sinh kế bền vững.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Thủ phủ tôm giống công nghệ cao: [Bài 1] Chiếm hơn 30% sản lượng con giống cả nước

Ninh Thuận được mệnh danh là thủ phủ tôm giống của cả nước, bởi địa phương này có 460 cơ sở sản xuất và chiếm hơn 30% sản lượng tôm giống toàn quốc.

Giải phóng sức sáng tạo cho khoa học lâm nghiệp

Nguồn lực và cơ chế, chính sách từ Nghị quyết 57 được kỳ vọng sẽ gỡ được tình trạng 'hồ sơ tài chính nhiều hơn hồ sơ khoa học'.