| Hotline: 0983.970.780

Cảnh giác với dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm dịp Tết

Thứ Bảy 23/11/2024 , 17:03 (GMT+7)

Thái Nguyên tăng cường phòng chống dịch tả lợn Châu Phi, bảo đảm nguồn cung thực phẩm các tháng cuối năm 2024, đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trong các tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025. Ảnh: Thainguyen.gov.vn.

Tỉnh Thái Nguyên yêu cầu triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi trong các tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025. Ảnh: Thainguyen.gov.vn.

Để kịp thời triển khai các biện pháp phòng, chống dịch tả lợn châu Phi có hiệu quả, bảo đảm nguồn cung thực phẩm trong các tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, nhất là trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên đã có chỉ thị yêu cầu các đơn vị, địa phương triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên yêu cầu chủ tịch UBND các huyện, thành phố trực tiếp chỉ đạo tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi theo các chỉ đạo của trung ương và của tỉnh.

Đồng thời, huy động các nguồn lực của địa phương để tăng cường công tác giám sát dịch bệnh, phát hiện và xử lý dứt điểm các ổ dịch khi mới phát hiện, không để dịch lây lan ra diện rộng. Hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp vệ sinh, sát trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao.

Tiếp tục rà soát, tiêm phòng bổ sung các loại vacxin phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên đàn lợn tại các địa phương có nguy cơ cao. Thông tin, tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức về tính chất nguy hiểm của bệnh dịch tả lợn châu Phi. Thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành, chuyên ngành thực hiện kiểm tra các hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển lợn và các sản phẩm từ lợn ra vào địa bàn.

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh Thái Nguyên hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng các biện pháp vệ sinh, khử trùng khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở NN-PTNT Thái Nguyên theo dõi sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tăng cường giám sát dịch bệnh trên đàn vật nuôi, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi. Chủ động chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch, bảo đảm nguồn cung thực phẩm trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Cùng với đó, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản tỉnh tăng cường phối hợp với các cơ quan chuyên môn cấp huyện kiểm tra, đôn đốc lực lượng thú y cơ sở tăng cường giám sát, theo dõi sát sao tình hình dịch bệnh gia súc, gia cầm, nhất là bệnh dịch tả lợn châu Phi.

UBND tỉnh Thái Nguyên cũng yêu cầu Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị liên quan trong việc hướng dẫn, triển khai, đôn đốc thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm theo lĩnh vực quản lý, nhất là hoạt động kinh doanh sản phẩm thịt lợn tại các siêu thị trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm các siêu thị buôn bán sản phẩm lợn bệnh, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

Cục Quản lý thị trường tỉnh chỉ đạo các đội quản lý thị trường trực thuộc tăng cường thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tiến hành kiểm tra, kiểm soát thị trường để kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp kinh doanh buôn bán, vận chuyển động vật, các sản phẩm động vật bệnh, nhập lậu, không rõ nguồn gốc xuất xứ, chưa qua kiểm dịch trên khâu lưu thông và tại các cơ sở kinh doanh cố định, nhất là đối với lợn và các sản phẩm từ lợn nhằm ngăn chặn bệnh dịch tả lợn châu Phi và các dịch bệnh động vật khác...

Xem thêm
Trại lợn lớn gây mùi, rò rỉ nước thải ra môi trường

QUẢNG NINH UBND xã Đường Hoa yêu Công ty Cổ phần Chăn nuôi Greentech không tăng đàn và thực hiện giảm quy mô đàn khi chưa hoàn thiện hệ thống xử lý về môi trường.

Dừa Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá xuất khẩu

Mặt hàng dừa tươi vươn lên top 3 trái cây xuất khẩu nhưng vẫn đối mặt nhiều thách thức về vùng trồng, giống, thương hiệu và logistics.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Kiểm ngư Vùng 5: Không có vùng xám trong chống khai thác IUU

Lực lượng Kiểm ngư Vùng 5 quyết liệt tuần tra, xử lý vi phạm trên biển, khẳng định không có ngoại lệ, không có vùng xám trong chống khai thác IUU.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất