| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng mè lớn

Thứ Sáu 22/04/2016 , 07:10 (GMT+7)

Cây mè có đặc tính chống chịu hạn tốt, thích ứng với khí hậu nắng nóng, dễ chăm sóc, ít sâu bệnh, cho lợi nhuận khá nên là cây màu tiềm năng trong chuyển đổi cây trồng.

Các huyện ở Đồng Tháp đang xây dựng cánh đồng mè lớn, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. Trong thời gian qua, ngành chức năng tỉnh khuyến cáo việc chuyên canh cây lúa thời gian dài làm đất bạc màu, mất dinh dưỡng, mầm bệnh tồn lưu, sâu bệnh gây hại nhiều làm giảm năng suất, ảnh hưởng đến môi trường sinh thái. Với phương thức trồng xen canh 2 vụ lúa + 1 vụ mè đã mang lại lợi nhuận khá, đồng thời khắc phục được những hạn chế do thâm canh cây lúa gây ra.

Ông Nguyễn Văn Thương ở xã Bình Phú, huyện Tân Hồng cho biết: “Mấy năm trước tôi trồng lúa không hiệu quả hoặc thua lỗ vì cỏ dại và thiếu nước tưới nên được khuyến cáo chuyển sang trồng mè trong vụ HT. Mùa thuận mè đạt năng suất cao có thể thu lợi nhuận 20 triệu đồng/ha, cao hơn so với lúa nhiều lần”.

Theo thống kê của Phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng, toàn huyện xuống giống gần 200ha mè tập trung ở các xã Bình Phú 140ha, Tân Công Chí 30ha và Tân Thành A 20ha. Tùy theo điều kiện canh tác và mục đích sử dụng mà nông dân chọn giống mè thích hợp.

Mè là loại cây có thể trồng quanh năm, tuy nhiên tùy theo điều kiện địa hình từng vùng chọn thời điểm xuống giống thích hợp và mang lại hiệu quả cao nhất. Song mè chủ yếu được trồng ở vụ xuân hè, xuống giống tháng 2 - 3 và thu hoạch vào tháng 5 - 6. Đây là vụ chính ở Đồng Tháp vì thời tiết thuận lợi, mè cho năng suất cao.

Ông Bùi Văn Phú ở xã Bình Phú chia sẻ: “Gia đình chọn giống mè đen trồng 5 công (1 công = 1.300m2), năng suất đạt hơn 1,2 tấn/ha, giá hiện nay thương lái thu mua 30.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí gia đình còn lợi nhuận 15 triệu đồng”.

nh-1-cnh-dong-me101232662
Cánh đồng mè lớn

Ông Hồ Văn Lý, Phó trưởng phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng cho biết, sẽ tiếp tục vận động, tuyên truyền nông dân chuyển đổi cây mè theo quy hoạch chung của huyện thành cánh đồng mè lớn nhằm giảm diện tích lúa vụ hè thu. Đầu tư hệ thống thủy lợi đảm bảo cung cấp nước đầy đủ cho cây mè vào mùa khô, đẩy mạnh cơ giới hóa trong SX, quy hoạch vùng nguyên liệu và liên kết với DN để bao tiêu sản phẩm...

Mè có thời gian sinh trưởng từ 75 - 100 ngày, chủ yếu là các giống mè V6 (nguồn gốc từ Nhật); mè vàng Châu Phú (An Giang); mè vàng Miền Đông; mè vàng Cồn Khương (Cần Thơ); mè đen Trà Ôn (Vĩnh Long); mè đen Campuchia... Khả năng thích nghi rộng, tỷ lệ dầu cao (từ 50 - 53%), năng suất đạt từ 0,9 - 1,6 tấn/ha. Mè là cây chịu hạn nhưng để hạt giống nảy mầm tốt yêu cầu đất phải đủ độ ẩm, đất quá khô hay thừa nước đều làm hạt nẩy mầm yếu và không đồng đều.

Ông Huỳnh Chí Bình, Phó ban Nông nghiệp xã Bình Phú cho biết: “Nhiều năm trước đây nông dân trồng mè một cách tự phát khó quản lý, sau đó UBND xã đã vận động nhân dân chuyển đổi cây trồng, quy hoạch vùng chuyên sản xuất mè, đầu tư hệ thống thủy lợi nội đồng toàn diện tích mè với chiều dài hơn 5km nhằm chủ động nước tưới, xuống giống, thu hoạch không ảnh hưởng đến vùng chuyên canh lúa.

Đầu vụ cán bộ nông nghiệp xã phối hợp với Trạm Khuyến nông, Trạm BVTV hỗ trợ, tập huấn phòng trừ sâu bệnh. Cuối vụ liên kết với DN tìm đầu ra cho nông dân. Mấy vụ qua nông dân trồng mè trên đất lúa có nguồn thu nhập cao gấp 2 - 3 lần so với trồng lúa”.

Tùy theo thời điểm mà giá mè có thể dao động 26.000 - 36.000 đồng/kg, có khi lên đến 45.000 - 55.000 đồng/kg. Cụ thể, giá mè vàng từ 26.000 - 28.000 đồng/kg; mè trắng: 30.000 - 32.000 đồng và mè đen: 36.000 - 40.000 đồng/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí nông dân có thể thu lợi nhuận từ 20 - 40 triệu đồng/ha.

Để đẩy mạnh cơ giới hóa trong SX mè, Phòng NN-PTNT huyện Tân Hồng đã hỗ trợ mỗi tổ hợp tác 75 triệu đồng để trang bị máy suốt mè, 40 triệu đồng mua máy cắt mè và đầu tư xây dựng khu ô bao tại xã Bình Phú giúp nông dân giảm chi phí SX.

Nông dân Nguyễn Văn Tùng ở xã Bình Phú cho biết: “Trước đây, thu hoạch mè phải tốn rất nhiều chi phí như chạy đi tìm người thuê để cắt tay, bó mè, phơi, đập lấy hạt. Hiện bà con được sử dụng máy móc nên giảm chi phí rất nhiều. Nếu làm thủ công thì chi phí vào thu hoạch khoảng 400.000 đồng/công nhưng sử dụng máy chỉ tốn hơn 250.000 đồng/công”.

Xem thêm
Khởi công trang trại heo 300 tỷ đồng

GIA LAI Dự án sau khi đi vào hoạt động sẽ là mô hình hiện đại, thân thiện với môi trường, góp phần vào phát triển kinh tế và an sinh xã hội tại địa phương.

Bài toán nhân lực ngành thú y: [Bài 3] Đào tạo đi sâu vào 'chất'

Đào tạo nhân lực ngành thú y cần tập trung vào chất chứ không chỉ đi vào lượng. Thú y cũng cần được đào tạo chuyên khoa sâu như y khoa phục vụ con người.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Người đàn bà khóc cùng lúa lai

Ấn tượng của tôi về bà là những dịp trình bày trước hội nghị của Bộ, bà thường khóc khi kể về nỗi truân chuyên của nghề sản xuất lúa lai.

Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2025 thu về 850 triệu USD

Xuất khẩu thủy sản tháng 4/2025 tăng trưởng ở nhiều thị trường trọng điểm, song chịu áp lực tại Mỹ do chính sách thuế và cạnh tranh từ các nguồn cung khác.

Chặt phá rừng tự nhiên tại Bắc Kạn đã giảm

Tại tỉnh Bắc Kạn, tình trạng chặt phá rừng tự nhiên quy mô nhỏ vẫn diễn ra, tuy nhiên mức độ, số lượng vụ vi phạm đã giảm đáng kể so với những năm trước.