| Hotline: 0983.970.780

Cần Giờ ra quân bắt chó thả rông

Thứ Tư 30/08/2023 , 10:39 (GMT+7)

TP.HCM Nhằm kiểm soát và hạn chế tình trạng chó thả rông trên địa bàn, UBND thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ đã ra quân, bắt được 7 con chó thả rông.

Sau nhiều tháng chuẩn bị về lực lượng, phương tiện và kĩ năng, đến sáng 29/8, đội bắt chó thả rông của thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ, TP.HCM chính thức xuất quân.

Đây là đội bắt chó thả rông duy nhất của huyện Cần Giờ.

Đội bắt chó thả rông của thị trấn Cần Thạnh gồm 10 người, từ nhiều đơn vị của thị trấn. Tất cả thành viên đều được chích ngừa dại trước đó nhằm đảm bảo an toàn trong khi làm nhiệm vụ.

Thị trấn Cần Thạnh quyết tâm bắt nhốt và không để tình trạng chó thả rông làm ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông, người dân và khách du lịch. Ảnh: Lê Bình.

Thị trấn Cần Thạnh quyết tâm bắt nhốt và không để tình trạng chó thả rông làm ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông, người dân và khách du lịch. Ảnh: Lê Bình.

Trước đó, thị trấn Cần Thạnh đã được sự hỗ trợ nghiệp vụ, xử lý chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM về bắt, nhốt vật nuôi thả rông cũng như đảm bảo an toàn trong quá trình vây bắt.

Anh Huỳnh Hoàng Long, đội phó đội bắt chó thả rông cho biết, sau khoảng 3 tiếng, đội đã bắt và tạm nhốt 7 chú chó. Đây là thành quả rất cố gắng cho lần đầu xuất quân.

Trước đó, UBND thị trấn Cần Thạnh đã thông báo tới từng tổ khu phố và loa truyền thanh về hoạt động vây bắt chó thả rông này. Chủ trương nhận được sự đồng tình của người dân địa phương.

Sau hơn 3 tiếng vây bắt, có 7 con chó thả rông bị bắt nhốt và mang về lồng tập trung của thị trấn. Ảnh: Lê Bình.

Sau hơn 3 tiếng vây bắt, có 7 con chó thả rông bị bắt nhốt và mang về lồng tập trung của thị trấn. Ảnh: Lê Bình.

Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ, ông Nguyễn Tiến Triển, việc triển khai bắt chó thả rông là định hướng chung của huyện. Việc này không chỉ giúp chủ động trước nguy cơ bệnh dại cho người dân trên địa bàn mà còn đảm bảo an toàn và ấn tượng tốt cho khách du lịch khi đến với Cần Giờ.

"7 tháng đầu năm 2023, Cần Giờ đón hơn 2,4 triệu lượt khách du lịch, doanh thu đạt hơn 1.837 tỷ đồng. Định hướng của UBND huyện là sẽ mở rộng và thu hút khách du lịch hơn nữa. Nếu không kiểm soát tốt việc chó thả rông sẽ khiến du khách có thể gặp tai nạn khi tham gia giao thông. Ngoài ra, chẳng may để ra tình trạng chó dại cắn du khách thì đó là tội lớn, công sức xây dựng hình ảnh và đầu tư cho du lịch đổ sông đổ bể", ông Trương Tiến Triển chia sẻ.

Trong hai ngày 29/8 và 30/8, đội bắt chó thả rông thị trấn Cần Thạnh sẽ kiên quyết truy đuổi và bắt nhốt vật nuôi thả rông trên địa bàn. Đây là biện pháp cụ thể chấn chỉnh lại tình trạng chó thả rông trên địa bàn thị trấn và huyện Cần Giờ. Qua đó, sẽ tạo thói quen cho người dân khi nuôi nhốt và rọ mõm cho vật nuôi.

“Sắp tới, huyện Cần Giờ sẽ đón lượng lớn khách du lịch đến tham quan và nghỉ dưỡng dịp lễ 2/9. Do đó, việc ra quân này nhằm hạn chế tình trạng chó thả rông, ảnh hưởng đến phương tiện tham gia giao thông và an toàn của khách du lịch”, ông Huỳnh Thanh Vân, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Cần Thạnh chia sẻ.

Về phương án xử lý sau khi bắt nhốt, theo ông Vân, cũng giống như các địa phương khác tại TP.HCM, chó thả rông bị bắt lại sẽ được nuôi nhốt tập trung.

Cụ thể, sau 2 tuần, nếu vật nuôi có người đến nhận thì chó sẽ được thả về và chủ nuôi phải đóng phạt theo quy định. Nếu chủ nuôi không xuất trình được giấy tiêm phòng dại của chó thì sẽ phải cho chó chích ngừa tại chỗ và đóng thêm khoản phí tiêm ngừa.

Trường hợp chó vô chủ, không có người đến nhận thì sẽ bàn giao cho Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cần Giờ (Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP.HCM) xử lý theo quy định.

Theo Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cần Giờ, trong 6 tháng đầu năm 2023, đơn vị đã hoàn thành công tác tiêm phòng bệnh dại năm 2023 với tỷ lệ 86,48% so với tổng đàn chó trên địa bàn. Trong đó, các xã Long Hòa, thị trấn Cần Thạnh có tỷ lệ trên 90%.

Xem thêm
Lời giải công nghiệp hóa ngành chăn nuôi: [Bài cuối] Cú hích tự động hóa mở lối chăn nuôi xanh

Với dây chuyền sản xuất tự động hóa hiện đại, tiết kiệm năng lượng tối đa, CPV Food Bình Phước đang mở lối cho ngành chăn nuôi xanh, hiệu quả và phát triển bền vững.

Sâu cuốn lá bùng phát trên lúa hè thu ở Huế

HUẾ Thời tiết diễn biến phức tạp khiến nhiều diện tích lúa hè thu ở TP Huế bị sâu cuốn lá hoành hành.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tuyển chọn được 5 giống khoai lang bản địa ưu tú nhất

Từ hơn 500 giống khoai lang bản địa, các nhà khoa học đã sàng lọc, chọn ra được 5 giống ưu tú nhất theo tiêu chí chất lượng, năng suất, khả năng chống chịu.

Thấp thỏm xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Kim ngạch xuất khẩu thủy sản 6 tháng dù tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lo ngại suy giảm nửa cuối năm do áp lực thuế quan từ Hoa Kỳ.

Phát triển ngành dược liệu An Giang theo hướng 'đất lành, thuốc quý, sinh kế xanh'

An Giang đang phát triển ngành dược liệu theo hướng bền vững, kết hợp bảo tồn, tạo sinh kế xanh và xây dựng chuỗi giá trị gắn du lịch với y học cổ truyền.

Bình luận mới nhất