| Hotline: 0983.970.780

Cá song chết hàng loạt ở Cát Bà, bước đầu xác định được nguyên nhân

Thứ Hai 22/04/2024 , 06:30 (GMT+7)

HẢI PHÒNG Ngay sau khi nắm bắt thông tin về cá song nuôi lồng bè ở Cát Bà chết hàng loạt, cơ quan chức năng đã vào cuộc xác định nguyên nhân để giúp đỡ người dân.

Cá song bị lở loét trước khi chết. Ảnh: Đinh Mười.

Cá song bị lở loét trước khi chết. Ảnh: Đinh Mười.

Liên quan đến tình trạng cá song nuôi lồng bè trên các vịnh, thuộc quần đảo Cát Bà bị chết hàng loạt vừa qua, Viện Nghiên cứu Hải sản đã phối hợp với Chi cục Thủy sản Hải Phòng xuống thực tế để thu mẫu nghiên cứu nguyên nhân.

Tiến sĩ Nguyễn Công Thành, Trung tâm Quan trắc môi trường biển (Viện Nghiên cứu Hải sản) cho biết, sau khi kiểm tra và xét nghiệm các mẫu đã thu thập, bước đầu cho thấy cá có dấu hiệu bị nhiễm bệnh do vi khuẩn, tuy nhiên để xác định chắc chắn cần nghiên cứu sâu hơn. Trước mắt, để hạn chế tình trạng cá chết người dân cần có giải pháp khác khả thi hơn là tắm thuốc cho cá như hiện nay.

“Kết quả kiểm tra cho thấy trên thân cá chết có xuất hiện nhóm vi khuẩn Vibrio, đây là lọai vi khuẩn luôn luôn tồn tại trong nước biển, khi điều kiện môi trường thay đổi xấu làm sức đề kháng giảm, vi khuẩn sẽ xâm nhập vào cá và gây bệnh. Do vậy, nếu tắm thuốc xong và thả ra thì cá lại tiếp tục nhiễm vi khuẩn, muốn dứt điểm cần tách đàn cá chưa bị bệnh ra khu biệt lập khác”, Tiến sĩ Thành thông tin.

Theo Chi cục Thủy sản Hải Phòng, tình trạng cá song chết không còn nhiều, chỉ lác đác ở một số thời điểm. Để tránh rủi ro, người dân lưu ý trong khâu chọn con giống, cách chăm sóc cá vào thời điểm thời tiết chuyển mùa và mật độ nuôi.

Người dân lo lắng tìm mọi cách chữa trị cho đàn cá song. Ảnh: Đinh Mười.

Người dân lo lắng tìm mọi cách chữa trị cho đàn cá song. Ảnh: Đinh Mười.

Về con giống cá song, người dân cần tìm mua ở những nơi cung cấp có chất lượng, uy tín thì mới chuẩn nguồn giống, tránh mua trôi nổi, ham rẻ.

Vào giai đoạn chuyển mùa, cần lưu ý tăng cường chăm sóc cho đàn cá, bổ sung các loại vitamin vào trong cái thức ăn để cá tăng sức đề kháng.

Và đặc biệt, người dân cần lưu ý về mật độ nuôi, không được quá dày, dễ gây ô nhiễm, cá sinh bệnh rồi lây lan, rất nguy hiểm.

“Có thể do nguồn giống cá song người dân mua có chất lượng chưa đảm bảo nên giai đoạn chuyển mùa cá sẽ chết mà nó chết. Với những hộ thông tin là chết nhiều, thời điểm kiểm tra, cá chết đã không còn nên không xác định chính xác nguyên nhân là thế nào cả”, đại diện Chi cục Thủy sản Hải Phòng thông tin.

Trước đó, thông tin từ người dân nuôi cá lồng bè ở Cát Bà cho biết, từ cuối năm 2024 đến nay đã xảy ra tình trạng cá song chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân. Biểu hiện bệnh lí là cá song bị bệnh lở loét, vây bị rữa, xuất huyết dưới da, có khối u, màu sắc đậm, mắt đục, mắt lồi có xuất huyết,… rồi chết.

Hầu hết các gia đình nuôi cá song ở Cát Bà đều có cá bị chết, có gia đình thiệt hại nhiều thì lên đến hàng tỷ đồng, còn hộ ít hơn thì ước tính thiệt hại cũng lên đến vài trăm triệu đồng.

Chết từ các song thương phẩm cho đến cá giống. Ảnh: Đinh Mười.

Chết từ các song thương phẩm cho đến cá giống. Ảnh: Đinh Mười.

Theo người nuôi cá, ở khu vực nước càng nông thì lượng cá chết càng nhiều, khu vực nước sâu thì lượng cá bị chết ít hơn và chủ yếu là cá song, cả cá giống và cá thương phẩm. Đây là loại cá có giá trị kinh tế cao, được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng.

Ông Vũ Ngọc Tuấn, Trạm trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Cát Hải cho biết, miền bắc đang giai đoạn chuyển mùa, là điều kiện thuận lợi để các loại vi khuẩn phát triển, đặc biệt là tại các vùng nước quẩn, lưu thông kém như khu vực Bến Béo đến khu vực Hang Vẹm.

Sau khi nắm được thông tin cá nuôi lồng bè chết hàng loạt, các cán bộ thú y đã tuyên truyền cho người dân cách phòng chống. Thứ nhất là vệ sinh lồng bè sạch sẽ để tạo dòng chảy tốt hơn, thứ 2 là thu gom cá chết kịp thời rồi đưa vào đất liền xử lý, tránh lây lan, ô nhiễm môi trường, thứ 3 là trộn các chất như Vitamin C vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng cho cá.

Theo ông Trần Thế Mưu, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I, hiện tại khu vực cá lồng bè bị chết ở Cát Bà đang có mật độ nuôi trồng thủy sản đang rất dày đặc, gấp khoảng 3 lần so với khuyến cáo của cơ quan chuyên môn.

Cá song là loài rất nhạy cảm với môi trường, trong khi đó, khu vực này có mực nước nông, quẩn, thức ăn nuôi cá tích tụ lâu ngày gây ô nhiễm, khi gặp thời tiết chuyển mùa, sức đề kháng cá yếu sẽ sinh bệnh và chết.

Xem thêm
Nuôi 7.000 gà lấy trứng, nông dân lỗ gần 2 triệu đồng mỗi ngày

Giá trứng hiện quanh mốc 1.300 - 1.400 đồng/quả và theo dự đoán, sau dịp lễ 30/4 và 1/5, có thể tụt xuống 1.000 - 1.100 đồng/quả.

Bình Liêu 'khát nước' giữa mùa gieo cấy

Huyện Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh) đang trải qua đợt khô hạn nghiêm trọng. Những mảnh ruộng khô nứt, những dòng suối cạn trơ đáy khiến người dân lo lắng.

Đi giữa ngàn xanh

GIA LAI Khoát hơn nửa vòng tay, Rô Krik nói: ‘Giờ đây, xã Đất Bằng đã khoác lên mình một màu xanh bất tận, màu xanh của ấm no, đủ đầy và ngập tràn hạnh phúc".

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Tôm giống tốt 'mở đường' thắng lợi cho vụ xuân hè

Hà Tĩnh Ngoài yếu tố vệ sinh ao hồ, chất lượng con giống là yêu cầu hàng đầu để quyết định thắng lợi hay thất bại vụ nuôi tôm xuân hè năm 2025.

Để những cánh rừng thông không còn ‘rỉ máu’

YÊN BÁI Những cánh rừng thông xanh ngút ngàn, bảo vệ đồng bào Mông trước bão gió, lũ quét và cung cấp nguồn nước cần được bảo vệ nghiêm ngặt hơn để không còn bị ‘rỉ máu’.