| Hotline: 0983.970.780

Buôn bán, vận chuyển trái phép lợn qua biên giới vô cùng phức tạp, Bộ NN-PTNT yêu cầu xử lý nghiêm

Thứ Bảy 11/01/2025 , 13:09 (GMT+7)

Bộ NN-PTNT yêu cầu các tỉnh biên giới Tây Nam quyết liệt ngăn chặn buôn lậu lợn và sản phẩm động vật trái phép, nhằm kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ ngành chăn nuôi.

Lực lượng chức năng tỉnh Long An bắt giữ heo nhập lậu qua biên giới Campuchia năm 2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Lực lượng chức năng tỉnh Long An bắt giữ heo nhập lậu qua biên giới Campuchia năm 2024. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thời gian qua, hiện tượng buôn bán, vận chuyển trái phép lợn và các sản phẩm từ động vật qua biên giới Tây Nam vào Việt Nam diễn ra phổ biến và vô cùng phức tạp, đặc biệt tại các tuyến giáp Campuchia.

Theo phản ánh của người dân và các cơ quan truyền thông, tình trạng này làm gia tăng nguy cơ xâm nhiễm các loại dịch bệnh nguy hiểm như dịch tả lợn Châu Phi, lở mồm long móng, tai xanh, dịch tả lợn cổ điển và cúm gia cầm. Những dịch bệnh này không chỉ đe dọa nghiêm trọng đến ngành chăn nuôi trong nước mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng.

Lợn nhập lậu qua biên giới thường không rõ nguồn gốc, không đảm bảo các yêu cầu vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm. Đáng lo ngại hơn, chúng có thể được nuôi bằng thức ăn chứa các chất cấm trong chăn nuôi, tiềm ẩn nguy cơ lớn đối với sức khỏe người tiêu dùng.

Những sản phẩm từ nguồn lợn nhập lậu như bột xương thịt, bột hồng cầu và protein động vật cũng là mối đe dọa, khi có khả năng làm lây lan dịch bệnh và làm suy yếu niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm chăn nuôi trong nước.

Trước thực trang trên, Bộ NN-PTNT vừa ban hành văn bản yêu cầu các tỉnh biên giới Tây Nam như: Long An, Kiên Giang, An Giang, Tây Ninh, Đồng Tháp và Bình Phước thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm kiểm soát và ngăn chặn tình trạng buôn lậu lợn và các sản phẩm động vật.

Trong đó, cần triển khai các giải pháp cụ thể hướng dẫn, tuyên truyền người dân, doanh nghiệp tại địa phương tổ chức kiểm soát nhập khẩu lợn theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật.

Đặc biệt là các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các Quyết định số 972/QĐ-TTg ngày 7-7-2020; Quyết định số 1632/QĐ-TTg ngày 22-10-2020; Công điện số 12/CĐ-TTg ngày 31-1-2024, Công điện số 58/CĐ-TTg ngày 16-6-2024 và Chỉ thị số 41/CĐ-TTg ngày 6-11-2024 của Thủ tướng Chính phủ, về việc tăng cường ngăn chặn, xử lý nghiêm các trường hợp vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật qua biên giới vào Việt Nam.

Đồng thời, việc tổ chức thống kê, giám sát đàn lợn tại các địa phương giáp biên giới là cần thiết để kịp thời phát hiện các hành vi gian lận như hợp thức hóa nguồn gốc lợn nhập lậu hoặc làm giả giấy tờ kiểm dịch.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh tăng cường công tác kiểm dịch động vật ra vào tỉnh. Ảnh: Trần Trung.

Chi cục Chăn nuôi và Thú y Tây Ninh tăng cường công tác kiểm dịch động vật ra vào tỉnh. Ảnh: Trần Trung.

Bộ NN-PTNT cũng yêu cầu các địa phương nhanh chóng điều tra, xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân tham gia buôn lậu lợn và các sản phẩm động vật qua biên giới.

Các lực lượng chức năng như bộ đội biên phòng và quản lý thị trường cần tăng cường kiểm tra, kiểm soát tại các cửa khẩu, đường mòn, lối mở để phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm.

Đặc biệt, tập trung xử lý các trường hợp lợn nghi ngờ nhập lậu từ Campuchia, Lào, Thái Lan, trong đó, công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân khu vực biên giới về nguy cơ dịch bệnh và gian lận thương mại cũng được đặt lên hàng đầu.

Bộ NN-PTNT đồng thời đề nghị Ban chỉ đạo 389 các cấp của địa phương phối hợp chặt chẽ, chủ động chia sẻ thông tin, dữ liệu với các cơ quan thú y Trung ương đóng tại địa phương và cơ quan thú y địa phương. Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường tại địa phương tăng cường kiểm soát lưu thông, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, các sản phẩm bột xương thịt, protein động vật vào Việt Nam.

Việc ngăn chặn buôn lậu lợn không chỉ giúp bảo vệ ngành chăn nuôi trong nước mà còn hướng đến sự phát triển bền vững và an toàn cho toàn xã hội.

Những nỗ lực này cần sự đồng lòng của cả cơ quan chức năng, người dân và doanh nghiệp. Chỉ khi tất cả các bên cùng chung tay hành động, ngành chăn nuôi Việt Nam mới có thể vượt qua thách thức, bảo vệ sức khỏe cộng đồng và duy trì vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Người phụ nữ dân tộc Giáy thu tiền tỷ mỗi năm nhờ sản xuất cá giống

LÀO CAI Từ hai bàn tay trắng, bà Hoàng Thị Chắp ở xã Cốc San đã gây dựng mô hình sản xuất cá giống, trở thành điển hình và lan tỏa nghị lực vươn lên thoát nghèo.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Những lớp học tại vườn và giấc mơ sầu riêng công nghệ cao

TP.HCM Không còn phụ thuộc kinh nghiệm truyền miệng, nông dân Thanh An đang thay đổi tư duy trồng trọt, bắt đầu từ những buổi học giữa vườn sầu riêng.

Mở nghề nuôi cà ra [Bài 1]: Mục tiêu xuất khẩu

Giá thu mua cà ra tại các hộ dân từ 360.000đ/kg đến 420.000đ/kg tùy kích cỡ, trong khi chi phí đầu tư chiếm khoảng 40-45%.

Cần Thơ trồng 5 ha rừng ngập mặn trên đất bãi bồi ven biển

Trồng và bảo vệ rừng hiện không còn là nhiệm vụ của ngành nông nghiệp và môi trường mà trở thành trách nhiệm chung của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất