| Hotline: 0983.970.780

Nhìn lại 5 năm thi hành Luật BVMT:

Bức tranh môi trường Hà Tĩnh có nhiều điểm sáng

Thứ Sáu 25/07/2025 , 11:23 (GMT+7)

5 năm chưa dài nhưng cũng đủ để Trung ương ghi nhận, đánh giá tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa phương thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020.

5 năm chưa dài nhưng cũng đủ để Trung ương ghi nhận, đánh giá tỉnh Hà Tĩnh là một trong những địa phương thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2020. Để hiểu rõ hơn giải pháp triển khai Luật đến với người dân, Báo NN-MT đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-MT tỉnh Hà Tĩnh xung quanh vấn đề này.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn thải các doanh nghiệp lớn

Thưa ông, các giải pháp 5 năm qua, việc triển khai đưa Luật BVMT năm 2020 đi vào thực tiễn được tỉnh thực hiện như thế nào?

Từ bao đời nay, công tác BVMT vốn đã hiện diện trong đời sống hàng ngày. Thông qua các việc làm cụ thể như vệ sinh đường làng ngõ xóm, chuồng trại chăn nuôi hay khai thác đất đá trong giờ hành chính, đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước thải trong sản xuất, kinh doanh,… đã góp phần xây dựng môi trường sống trong lành hơn, an toàn với sức khỏe con người hơn. Điều đáng nói là các việc làm này được “gọi mặt, đặt tên” bằng các thông số theo quy chuẩn, quy định với sự kiểm soát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành.

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-MT tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Ông Nguyễn Tiến Hùng, Phó Giám đốc Sở NN-MT tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: Thanh Nga.

Năm 2020, thời cơ chín muồi khi Quốc hội thông qua Luật BVMT đã cụ thể hóa những quy định bắt buộc trong công tác BVMT đảm bảo không gian phát triển bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Luật ban hành năm 2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Trong 2 năm chuyển tiếp đó, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Tĩnh (nay là Sở NN-MT) đã kịp thời tham mưu UBND tỉnh tổ chức xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT; triển khai các chính sách, pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường; triển khai các chính sách, pháp luật về kiểm soát ô nhiễm; tăng cường công tác quản lý chất thải; đẩy mạnh thanh kiểm tra, đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, tăng cường công tác chuyển đổi số gắn với cải cách hành chính, nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu môi trường và hợp tác với các tổ chức phi chính phủ trong BVMT.

Với việc triển khai các chính sách, pháp luật về phòng ngừa, kiểm soát ô nhiễm môi trường, công tác bảo vệ môi trường đã có sự chuyển biến ra sao, thưa ông?

Từ sự chủ động về mặt tham mưu, UBND tỉnh Hà Tĩnh nhanh chóng hoàn thiện chính sách, pháp luật về BVMT để làm căn cứ chỉ đạo sở, ngành, địa phương, đơn vị thực thi. Theo đó, đến nay, UBND tỉnh đã trình HĐND tỉnh ban hành 6 Nghị quyết, 6 Quyết định và 4 kế hoạch liên quan đến nội dung này.

Từ năm 2022 đến nay, cơ quan chuyên môn đã thực hiện 6 đợt quan trắc nhằm kịp thời phát hiện các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm để đưa ra cảnh báo. Ảnh: Văn Đức.

Từ năm 2022 đến nay, cơ quan chuyên môn đã thực hiện 6 đợt quan trắc nhằm kịp thời phát hiện các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm để đưa ra cảnh báo. Ảnh: Văn Đức.

Hà Tĩnh cũng đã triển khai các chính sách, pháp luật về phòng ngừa ô nhiễm môi trường thông qua việc lồng ghép nội dung phương án BVMT, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu, phương án xử lý chất thải, xây dựng các khu xử lý chất thải trên địa bàn tỉnh vào Quy hoạch tỉnh Hà Tĩnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thông qua việc phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; cấp giấy phép môi trường, ngành chuyên môn đã xây dựng nhiều giải pháp “tiền kiểm” với các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đặc biệt có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Tăng cường giám sát công tác BVMT đối với 3/6 khu công nghiệp, 18/21 cụm công nghiệp đã đi vào hoạt động và 14 làng nghề.

Kiểm soát chặt chẽ nguồn thải có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, quy mô lớn tại các dự án trọng điểm như: Dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa; Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng I, II; Nhà máy Bia Sài Gòn - Hà Tĩnh; Nhà máy xử lý chất thải công nghiệp Hà Tĩnh; Nhà máy Bia Sao Vàng,… thông qua công tác thanh kiểm tra định kỳ, đột xuất và hệ thống quan trắc nước thải, khí thải tự động, liên tục.

Cán bộ Trung tâm quan trắc TN-MT lấy mẫu quan trắc nước biển. Ảnh: Thanh Nga.

Cán bộ Trung tâm quan trắc TN-MT lấy mẫu quan trắc nước biển. Ảnh: Thanh Nga.

Về kiểm soát chất lượng môi trường, từ năm 2022 đến nay, cơ quan chuyên môn đã thực hiện 6 đợt quan trắc, với 61 điểm nước mặt; 47 điểm nước dưới đất; 15 điểm nước biển ven bờ; 56 điểm không khí xung quanh, tiếng ồn và độ rung; 17 điểm liên quan đến đất; 7 điểm trầm tích nước mặn, lợ và 5 điểm trầm tích nước ngọt nhằm kịp thời phát hiện các điểm có nguy cơ gây ô nhiễm để đưa ra cảnh báo, đảm bảo an toàn cho hoạt động sản xuất và môi trường sống của người dân.

Đối với nhiệm vụ quản lý chất thải, khó khăn nhất là công tác phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại vùng nông thôn. Tuy nhiên, nhờ tuyên truyền sớm, gắn trách nhiệm với chính quyền địa phương cấp cơ sở nên đến nay tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh đạt 90,4% - vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX đề ra.

Trong năm 2025, phương án thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt sẽ hướng đến loại bỏ các công nghệ xử lý với quy mô nhỏ, lạc hậu có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; hình thành khu xử lý chất thải rắn tập trung liên vùng với công nghệ tiên tiến có khả năng thu hồi năng lượng.

Riêng nước thải, thông qua chính sách hỗ trợ của tỉnh, đến nay tỷ lệ xử lý nước thải tại hộ gia đình đạt hơn 30%. Hiện, các địa phương thuộc thị xã Kỳ Anh, huyện Hương Khê, huyện Thạch Hà (cũ) cũng đang đầu tư hệ thống thu gom, xử lý nước thải tập trung giảm thiểu ô nhiễm trong khu dân cư.

Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh đạt 90,4%. Ảnh: Thanh Nga.

Tỷ lệ thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên toàn tỉnh đạt 90,4%. Ảnh: Thanh Nga.

Một nội dung khác cũng gặt hái kết quả đáng mừng là công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về môi trường. Theo đó, từ năm 2022 đến nay, các đơn vị có chức năng kiểm tra việc chấp hành pháp luật về BVMT đã kiểm tra, phát hiện vi phạm, tổ chức xử phạt/đề xuất xử phạt theo thẩm quyền 36 đơn vị, với tổng số tiền hơn 2,8 tỷ đồng.

Nhiều khó khăn đang cần gỡ

Sau 5 năm, rõ ràng Hà Tĩnh đã có những bước chuyển tích cực trong công tác BVMT. Tuy nhiên, không phải nội dung nào cũng thuận lợi. Vậy theo ông, vướng mắc, bất cập liên quan đến triển khai Luật BVMT ở địa phương là gì?

Việc triển khai Luật đi vào thực tiễn ở mỗi tỉnh sẽ có những thuận lợi, khó khăn khác nhau. Riêng Hà Tĩnh, khó khăn lớn nhất hiện nay là chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp (CCN) “không được tiếp nhận thêm dự án mới hoặc dự án đầu tư mở rộng cơ sở đang hoạt động có phát sinh nước thải vào CCN chưa đáp ứng yêu cầu về hạ tầng bảo vệ môi trường theo quy định”.

Phó Giám đốc Sở NN-MT thông tin thêm về một số khó khăn cần tháo gỡ khi thi hành Luật BVMT. Ảnh: Thanh Nga.

Phó Giám đốc Sở NN-MT thông tin thêm về một số khó khăn cần tháo gỡ khi thi hành Luật BVMT. Ảnh: Thanh Nga.

Thực tế, hiện nay nhiều CCN trên địa bàn chưa hoàn thiện hạ tầng BVMT theo quy định (chủ yếu là các CCN do nhà nước đầu tư), trong khi việc xây dựng, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật mất nhiều thời gian và tốn kém nhiều kinh phí. Do đó, sẽ ảnh hưởng đến việc thu hút các dự án đầu tư vào các CCN, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Ngoài ra, một số CCN không phát sinh hoặc có phát sinh nước thải công nghiệp nhưng lưu lượng không đánh kể thì việc đầu tư hạ tầng BVMT (hệ thống xử lý nước thải, hệ thống quan trắc tự động) sẽ gây lãng phí, hư hỏng công trình do không có nước thải để vận hành.

Khó khăn tiếp theo là cơ sở dữ liệu quốc gia dù đã được xây dựng và đưa vào vận hành thử nghiệm nhưng đến nay chưa có cơ chế hỗ trợ chuyển giao phần mềm hoặc nghiên cứu xây dựng phần mềm dùng chung đối với cơ sở dữ liệu môi trường cấp tỉnh để đảm bảo tính đồng bộ, hiệu quả, tiết kiệm ngân sách nhà nước.

Cơ quan chuyên môn kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Cơ quan chuyên môn kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về BVMT tại các cơ sở chăn nuôi. Ảnh: Thanh Nga.

Ngoài ra, Luật cũng chưa có quy định về hành vi chưa có giấy phép môi trường đối với khu, cụm công nghiệp; chưa quy định đối tượng cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được giao quản lý hạ tầng khu, cụm công nghiệp khi vi phạm các quy định về BVMT… dẫn đến quá trình thi hành Luật gặp nhiều trở ngại.

Trân trọng cảm ơn ông!

Xem thêm
Khách hàng Thanh Hóa đổ xô 'săn' ưu đãi chưa từng có để lên đời xe điện VinFast

Những ngày cuối tuần 18-20/7, Quảng trường Lam Sơn (Thanh Hóa) sôi động hơn bao giờ hết với hàng nghìn người dân đổ về sự kiện 'Vi vu muôn ngả - Phủ xanh Việt Nam' do VinFast tổ chức.

Hành trình xanh của doanh nghiệp Việt

Nhiều doanh nghiệp lớn tại Việt Nam đã và đang từng bước thể hiện vai trò tiên phong, hành động cụ thể, bền bỉ để lan tỏa hành trình xanh.

TP HCM gỡ vướng quản lý chất thải rắn sau sáp nhập hành chính

TP HCM cần phải thay đổi phương thức điều hành, kiểm tra, giám sát trong công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt.

Đồng Tháp: Mưa dông gây thiệt hại hơn 21 tỷ đồng, 19 người bị thương

Trong hai ngày qua, mưa lớn kèm theo dông lốc xảy ra trên địa bàn 38 xã, phường của tỉnh Đồng Tháp đã gây thiệt hại ước tính khoảng 21,2 tỷ đồng.

Công cụ giúp tra cứu đơn vị hành chính cấp xã mới dễ dàng

Nhằm giúp người dân tra cứu đơn vị hành chính đến cấp xã, phường mới một cách dễ dàng, Công ty AAVC cung cấp công cụ tìm kiếm miễn phí.

Thanh Hóa: Hàng nghìn mét khối đá sạt lở ở xã Sơn Thủy

Tối ngày 23/7 tại xã Sơn Thủy (Thanh Hóa), hàng nghìn mét khối đá sạt xuống khu rừng luồng của người dân ở phía dưới.

Bình luận mới nhất