| Hotline: 0983.970.780

Biến rơm rạ thành tiền: Trồng nấm, chế biến phân hữu cơ

Thứ Hai 08/12/2014 , 08:18 (GMT+7)

Với lợi thế là nước nông nghiệp, Việt Nam có tiềm năng rất lớn về nguồn phế phụ phẩm nông nghiệp từ rơm rạ. 

Hiện nước ta có gần 50 triệu tấn rơm rạ, nếu biết sử dụng đúng cách, rơm rạ giúp người dân hái ra tiền, cải thiện đời sống và bảo vệ môi trường.

Từ trước đến nay chỉ phần nhỏ phế phụ phẩm này được tận dụng trồng nấm, làm thức ăn gia súc, còn lại nông dân thường bỏ đi, hoặc đốt bỏ, hoặc thải vào trong môi trường tự nhiên gây lãng phí và ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.

Để các nguồn phế phụ phẩm này không phải là “chất thải bỏ đi” mà trở thành nguyên vật liệu đầu vào của quá trình SX khác, các nhà khoa học đã nghiên cứu ra nhiều giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả nguồn phụ phẩm, góp phần giảm thiểu gánh nặng cho môi trường và đem lại lợi ích kinh tế cho bà con nông dân.

Trồng nấm

Mô hình này phổ biến ở hầu hết tất cả các tỉnh, thành của cả nước. Hiện nay, trồng nấm được xác định là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu rơm rạ, góp phần bảo vệ môi trường, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.

Bã rơm rạ sau khi chất nấm có thể tận dụng để bón cho cây ăn trái và rau màu rất tốt. Tuy nhiên để trồng nấm có năng suất cao thì chỉ nên sử dụng rơm rạ mới, không bị nhiễm nấm dại, mốc, vi khuẩn…

Với lượng rơm từ một ha trồng lúa có thể chất được 200 m mô nấm và sau khi trồng nấm 25 - 30 ngày có thể thu được 250 - 300 kg nấm tươi. Hiện nay, giá bán nấm rơm tươi tại một số tỉnh thành phía Nam là 25.000 - 27.000 đ/kg, như vậy với 1 ha trồng lúa, người dân có thể thu được 6.250.000 - 8.100.000 đồng.

Chế biến phân hữu cơ

Có nhiều cách để chế biến rơm rạ thành phân bón, nhưng phương pháp thông dụng nhất được người dân hay dùng là rơm rạ sau khi thu hoạch được thu gom và tập trung thành từng đống tại chỗ, sau đó tiến hành xử lý và ủ đống.

Bổ sung phân chuồng và lân, khi kiểm tra độ ẩm của đống ủ thấy nước ngấm đều trong rơm rạ và khi cầm vào thấy mềm là đạt yêu cầu. Sau đó, dùng các loại vật liệu đã chuẩn bị để che đậy.

Phải che kín cả đống ủ đảm bảo duy trì nhiệt độ đống ủ luôn ở mức 40 độ C. Cách 10 ngày kiểm tra và đảo trộn đống ủ một lần. Sau 20 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng.

Sử dụng rơm rạ làm phân bón hữu cơ cho đất là một trong những giải pháp góp phần sử dụng bền vững tài nguyên đất, gia tăng độ mùn, bổ sung chất dinh dưỡng và nâng cao chất lượng cây trồng.

Chi phí xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ trên diện tích một ha trồng lúa là 900 đ/kg nhưng giá bán loại phân này trên thị trường hiện nay là 2.500 - 4.000 đ/kg.

(Dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp)

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.