| Hotline: 0983.970.780

Bất động sản Đông Bắc TP.HCM: 'vùng trũng' sinh lời cho nhà đầu tư Hà Nội

Thứ Bảy 12/07/2025 , 15:42 (GMT+7)

Sau sáp nhập, bất động sản Đông Bắc TP.HCM đang trở thành tâm điểm đầu tư, mở ra thời cơ sinh lời cho nhà đầu tư Hà Nội trong làn sóng dịch chuyển mới.

Sáng 12/7, Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam phối hợp với Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo chuyên đề: “Bất động sản siêu đô thị TP.HCM: Thời cơ vàng cho nhà đầu tư Hà Nội”.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh TP.HCM vừa chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7/2025, hợp nhất không gian phát triển giữa TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Reatimes.

Hội thảo diễn ra trong bối cảnh TP.HCM vừa chính thức vận hành mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7/2025, hợp nhất không gian phát triển giữa TP.HCM, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu. Ảnh: Reatimes.

Phát biểu tại Hội thảo, nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam nhấn mạnh: Với quy mô hơn 6.700 km², hơn 14 triệu dân, GRDP gần 2,4 triệu tỷ đồng, TP.HCM không chỉ là đầu tàu kinh tế quốc gia mà còn là trung tâm kết nối với mạng lưới đô thị hiện đại toàn cầu. Khu Đông Bắc TP.HCM (Bình Dương cũ) đang nổi lên như một tâm điểm thu hút đầu tư, nhất là phân khúc căn hộ phù hợp với giới chuyên gia, người trẻ trung lưu và người có nhu cầu ở thực. Sở hữu căn hộ tại khu vực này giúp cư dân kết nối thuận tiện với trung tâm TP.HCM trong khi vẫn tận hưởng không gian sống xanh, hiện đại.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Reatimes.

Nhà báo Phạm Nguyễn Toan, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam chia sẻ tại Hội thảo. Ảnh: Reatimes.

Nhà báo đánh giá thêm, khu vực Đông Bắc có thế mạnh "kiềng ba chân" gồm: kinh tế năng động, hạ tầng đồng bộ và dòng dân cư ổn định. Đây là thành quả của quá trình quy hoạch và đầu tư hạ tầng kéo dài gần ba thập kỷ, không phải là phát triển ngẫu nhiên. Nhờ đó, khu vực này luôn đi trước một bước trong cuộc đua đón sóng đầu tư mới. Mức sống tại đây đang ngày càng nâng cao, với các tiện ích hiện đại được tích hợp trong từng dự án bất động sản, từ hệ thống trường học, bệnh viện, đến các trung tâm thương mại, giải trí và không gian công cộng xanh.

Phân tích sâu hơn về tiềm năng của TP.HCM sau hợp nhất, TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV cho rằng TP.HCM đang có cơ hội hiếm có để phát triển thành một siêu đô thị hiện đại, đa trung tâm, sánh ngang với các đô thị lớn như Seoul, Thượng Hải, Thâm Quyến hay Mumbai. Với diện tích chiếm 2% và dân số chiếm 13,5% cả nước, lại có trình độ dân trí cao và phân bố đồng đều, thành phố có điều kiện vững chắc để phát triển bền vững.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV phân tích về tiềm năng của TP.HCM sau hợp nhất. Ảnh: Reatimes.

TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách của Thủ tướng Chính phủ, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV phân tích về tiềm năng của TP.HCM sau hợp nhất. Ảnh: Reatimes.

Trong đó, TP.HCM hiện đóng góp gần 24% GDP cả nước, 22% kim ngạch xuất nhập khẩu, 24,2% tổng vốn FDI và hơn 33% tổng thu ngân sách. Thành phố cũng là địa phương tiên phong trong thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù. Theo TS. Lực, nếu vận hành tốt bộ máy chính quyền mới, cùng với hoàn thiện quy hoạch tổng thể đến năm 2050, TP.HCM sẽ thực sự bứt phá, nhất là khi phát triển theo mô hình đa trung tâm với các đô thị vệ tinh như Thủ Đức, Tây Bắc Củ Chi, Thủ Thiêm, Cần Giờ, Nam Sài Gòn và các khu đô thị mới tại Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tiến sĩ cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển hạ tầng giao thông theo mô hình TOD, hạ tầng số, chuyển đổi xanh - số, và tăng cường liên kết vùng với các tỉnh Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Do đó, thành phố cần phát triển các trụ cột có lợi thế như dịch vụ tài chính - ngân hàng - logistics, công nghệ cao, kinh tế biển - du lịch và công nghiệp chế biến - chế tạo, hướng đến tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

Ở góc độ thị trường cụ thể, TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam đánh giá, khu Đông Bắc TP.HCM đang là điểm sáng của thị trường nhà ở với khoảng 5.000 sản phẩm mới trong 6 tháng đầu năm, tỷ lệ hấp thụ trên 60%. Nhu cầu chủ yếu đến từ hơn 50.000 chuyên gia, lao động chất lượng cao và dòng người dịch chuyển từ trung tâm TP.HCM. Mức giá sơ cấp trung bình 40 - 50 triệu đồng/m², dù cao hơn 20% căn hộ thứ cấp nhưng vẫn thấp hơn 20 - 30% so với khu Đông TP.HCM, cho thấy dư địa tăng giá lớn.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Ảnh: Reatimes.

TS. Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam. Ảnh: Reatimes.

Ông cho biết, khu vực này sẽ là nơi xuất hiện các dự án căn hộ chất lượng cao, pháp lý minh bạch, quy hoạch xanh, thông minh, tiện ích đồng bộ, đáp ứng tốt nhu cầu ở thực và khai thác cho thuê. Đây cũng là nơi có tỷ suất lợi nhuận cho thuê cao nhất cả nước nhờ vào lực cầu ổn định, tỷ lệ lấp đầy cao và kết nối thuận tiện với trung tâm. Đặc biệt, nhóm nhà đầu tư trẻ, giới văn phòng, chuyên gia nước ngoài đang trở thành khách hàng chủ lực tại khu vực này.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hiệp hội lưu ý, không phải cứ hạ tầng tốt là đầu tư an toàn. Trong bối cảnh thị trường đang bước vào chu kỳ sàng lọc mạnh mẽ, nhà đầu tư cần ưu tiên các dự án hội tụ đủ tiêu chí: pháp lý minh bạch, chủ đầu tư uy tín, quy hoạch đồng bộ, thiết kế hiện đại, tích hợp nhiều tiện ích và khả năng sinh lời rõ ràng. Các dự án gần khu công nghiệp, các trục giao thông lớn, metro, quốc lộ và vành đai sẽ có lợi thế vượt trội.

La Pura – Đô thị all-in-one tại Đông Bắc TP.HCM nằm ngay mặt tiền Quốc lộ 13 đang là dự án tâm điểm thu hút đầu tư tại khu Đông Bắc TP.HCM. Từ La Pura, cư dân chỉ mất 15 phút để đến Landmark 81 và 30 phút tới sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất.
Theo ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh Big Four, Giám đốc dự án La Pura cho rằng, khu vực Đông Bắc TP.HCM mới có 4 yếu tố giúp giá trị bất động sản bứt phá: Thứ nhất là mở rộng QL13. Thứ hai là hoàn thành tuyến đường Vành đai 2. Thứ ba là hoàn thành tuyến đường Vành đai 3, dự kiến thông xe vào tháng 6/2026. Thứ tư là tuyến metro số 2 kết nối TP.HCM - Bình Dương.

Xem thêm
Bất động sản công nghiệp Việt Nam hút nhà đầu tư

Trong 6 năm (2019-2025), giá thuê kho xưởng công nghiệp tại Việt Nam tăng tới 70%, thuộc nhóm cao nhất khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Du lịch phục hồi - Cơ hội cho bất động sản nghỉ dưỡng

Sự phục hồi của ngành du lịch đang thúc đẩy mỗi quan tâm của các nhà đầu tư đối với lĩnh vực khách sạn và bất động sản nghỉ dưỡng.

Đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt tốc độ cao để tránh di tích

Tỉnh Nghệ An vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đề xuất điều chỉnh hướng tuyến đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam đi qua địa bàn tỉnh.

Xem xét không tính thu bổ sung 5,4%/năm do chậm xác định giá đất

Bộ Tài chính đang phối hợp rà soát, đề xuất sửa đổi quy định thu bổ sung 5,4%/năm do chậm xác định giá đất cho phù hợp thực tế.

Bình luận mới nhất