| Hotline: 0983.970.780

Giải pháp giữ rừng bền vững

Bảo vệ rừng bằng công nghệ

Thứ Ba 28/12/2021 , 16:22 (GMT+7)

BÌNH PHƯỚC Ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Nằm ở phía Bắc của tỉnh Bình Phước, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có tổng diện tích tự nhiên 25.651,58 ha, trong đó có 25.363,69 ha diện tích đất rừng tự nhiên (chiếm tỷ lệ 98,9%). Với diện tích rộng, lực lượng bảo vệ rừng còn tương đối mỏng, trước đây việc bảo rừng gặp nhiều khó khăn. Theo đó, trung bình mỗi tháng, các đơn vị kiểm lâm, cộng đồng nhận khoán phải đạt đi tuần tra từ 1.000 - 2.200 km, ở lại rừng từ 20 đến 100 đêm.

Công tác tuần tra bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được duy trì thường xuyên. Ảnh: ĐT.

Công tác tuần tra bảo vệ rừng của cán bộ kiểm lâm và cộng đồng nhận khoán tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập được duy trì thường xuyên. Ảnh: ĐT.

Từ năm 2007, Vườn Quốc gia đã triển khai sử dụng máy GPS có tích hợp máy ảnh để phục vụ điều tra bảo vệ rừng. Thông qua dữ liệu có được từ các đợt tuần tra, nghiên cứu, lãnh đạo Vườn nắm được sự biến đổi của động vật, thực vật trong vườn một cách chi tiết… Tuy nhiên, do đặc thù, hệ thống đường truyền internet, mạng viễn thông phủ sóng trong khu vực vườn hạn chế, do đó, dù máy GPS vườn đang sử dụng là loại hiện đại nhất được tích hợp nhiều tính năng, nhưng vẫn không thể cập nhật được, nhiều vị trí quan trọng bị bỏ qua.

Trước nhiệm vụ đặt ra, nắm bắt cách mạng số, Vườn đã chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào tuần tra bảo vệ rừng. Theo đó, bên cạnh việc sử dụng thiết bị bẫy ảnh để ghi nhận thông tin về các loài động vật hoang dã, Vườn đã sử dụng điện thoại thông minh được tích hợp ứng dụng Avenza Maps cho phép tải bản đồ địa hình và bản đồ hiện trạng rừng để hỗ trợ cho công tác bảo tồn đa dạng sinh học.

Các bản đồ này đã hỗ trợ đắc lực cho các cán bộ Khoa học, cán bộ kiểm lâm và lực lượng nhận khoán trong quá trình thực hiện các hoạt động điều tra, giám sát đa dạng sinh học và tuần tra bảo vệ rừng.

Nhờ chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào tuần tra bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã kịp thời ngăn chặn các vụ săn bắt các động vật hoang dã bằng bẫy.... Ảnh: BGM.

Nhờ chủ động ứng dụng công nghệ thông tin vào tuần tra bảo vệ rừng, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã kịp thời ngăn chặn các vụ săn bắt các động vật hoang dã bằng bẫy.... Ảnh: BGM.

Anh Phan Văn Biên, cán bộ Phòng Khoa học và Hợp tác Quốc tế (Vườn Quốc gia Bù Gia Mập) cho biết, với những tính năng vượt trội như định vị GPS không cần kết nối internet (thông qua sóng vệ tinh) và tích hợp la bàn định hướng, ứng dụng Avenza Maps có thể tự động lưu lại các lộ trình di chuyển ở trong rừng.

Khi phát hiện các loài động, thực vật qúy hiếm và các tác động của con người, điện thoại thông minh có thể cho phép ghi lại những hình ảnh về các chứng cứ ghi nhận có hiển thị đầy đủ các thông tin như ngày, giờ, tọa độ địa lý, độ cao so với mực nước biển và góc phương vị thông qua ứng dụng chụp hình Timestamp Camera.

“Với lợi thế cài đặt trên điện thoại thông minh của mỗi cá nhân, không cần nhiều kinh phí như trang bị máy GPS, mỗi điện thoại đều có kết nối internet nên việc báo cáo kịp thời thông tin cho lãnh đạo vườn không cần phải chờ đến khi hoàn tất chuyến công tác.

Đặc biệt, thông qua trích xuất báo cáo từ máy GPS, các ứng dụng trên điện thoại thông minh về tuần tra bảo vệ rừng thể hiện rõ kết quả cũng như lỗ hổng trong tuần tra, bảo vệ rừng. Từ đó, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập sẽ có giải pháp quản lý, bảo vệ rừng hiệu quả nhất”, anh Phan Văn Biên cho biết thêm.

Ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập chia sẻ, xác định được vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, Ban Giám đốc và tập thể cán bộ nhân viên đã và đang thực hiện nhiều giải pháp thực tiễn nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học tại khu vực, đồng thời góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Trong đó, ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng sinh học được xem là giải pháp hữu hiệu của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập.

Việc sử dụng bẫy ảnh tạo ra độ tin cậy rất cao và khẳng định một cách chắc chắn về sự hiện diện của các loài nói trên tại Vườn. Ảnh: BGM.

Việc sử dụng bẫy ảnh tạo ra độ tin cậy rất cao và khẳng định một cách chắc chắn về sự hiện diện của các loài nói trên tại Vườn. Ảnh: BGM.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ là một trong những bước tiến mới nhằm đảm bảo thông tin trong quá trình giám sát đa dạng sinh học tại Vườn. Qua đó, làm tăng độ tin cậy của thông tin về các loài trong lâm phần Vườn.

Trước đây, kết quả nghiên cứu chủ yếu dựa vào thông tin phỏng vấn và thiếu những hình ảnh trực quan về sự hiện diện của loài. Việc sử dụng bẫy ảnh tạo ra độ tin cậy rất cao và khẳng định một cách chắc chắn về sự hiện diện của các loài nói trên tại Vườn.

Những kết quả ghi nhận kể trên là những thông tin đầu vào rất quan trọng, giúp Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập lập kế hoạch bảo tồn và giám sát sự thay đổi của các quần thể loài, giám sát đa dạng sinh học và hiệu quả của các chương trình dự án trong tương lai.

“Hiện Vườn Quốc gia Bù Gia Mập có 10 trạm kiểm lâm, 10 chốt cộng đồng địa phương và 8 chốt của kiểm lâm, mỗi cộng đồng nhận khoán được trang bị 1 máy GPS phục vụ tuần tra bảo vệ rừng.

Việc quản lý, tuần tra bảo vệ rừng đều dựa trên các nền tảng công nghệ. Nhờ việc ứng dụng công nghệ hiện đại, công tác bảo vệ rừng của Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập đã và đang đạt được những hiệu quả cụ thể.

Các hành vi vi phạm lâm luật trong lâm phần Vườn có dấu hiệu giảm rõ rệt trong những năm vừa qua. Các quần thể động thực vật được bảo vệ hữu hiệu và đáp ứng được mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học của Vườn Quốc gia Bù Gia Mập”, ông Vương Đức Hòa, Giám đốc Ban Quản lý Vườn Quốc gia Bù Gia Mập cho biết.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xuất hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi đầu tiên tại thành phố Huế

Sau khi xét nghiệm, kết quả xác định đàn lợn của ông Cao Viết Hùng (thôn 9, xã Nam Đông, TP Huế) dương tính với dịch tả lợn Châu Phi.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Bình luận mới nhất