| Hotline: 0983.970.780

Bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim

Thứ Tư 02/10/2024 , 05:41 (GMT+7)

Đồng Tháp Hệ sinh thái đất ngập nước Tràm Chim có khoảng 2.600ha rừng tràm, 3.600ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như sen, súng, cỏ ống, hoàng đầu ấn, lúa ma…

Trải nghiệm dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trải nghiệm dịch vụ du lịch sinh thái tại Vườn quốc gia Tràm Chim. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh Đồng Tháp vừa quyết định phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững Vườn quốc gia Tràm Chim giai đoạn 2024 – 2030 tại huyện Tam Nông. Mục tiêu cụ thể của phương án nhằm tăng doanh thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí, thuê môi trường rừng đạt khoảng 10 tỷ đồng/năm.

Phương án xác định giải pháp thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học theo các phân khu: Khu A1, nơi bảo tồn tổng hợp các sinh cảnh đất ngập nước theo mùa làm nơi cư trú, kiếm ăn cho các loài chim nước. Khu A2, nơi bảo tồn rừng tràm, các loài thủy sản và các sinh cảnh khác. Khu A3, C là nơi bảo tồn, tái tạo toàn bộ các sinh cảnh đặc trưng phục vụ công tác phát triển du lịch sinh thái. Còn khu A4, A5 nơi bảo tồn các sinh cảnh đồng cỏ ngập nước theo mùa phù hợp với môi trường sống của các loài chim nước…

Về môi trường, bảo tồn và phát triển các hệ sinh thái đất ngập nước, với khoảng 2.600ha rừng tràm, 3.600ha các sinh cảnh đồng cỏ tiêu biểu như sen, súng, cỏ ống, mồm mốc, hoàng đầu ấn, lúa ma, năng ống, năng kim là nơi cư trú, phân bố của nhiều loài động thực vật nguy cấp, quý, hiếm thông qua các biện pháp quản lý điều tiết nước, các chương trình phòng cháy chữa cháy rừng, phục hồi các sinh cảnh rừng và bảo tồn đa dạng sinh học.

Từng phân khu được xác định chức năng phù hợp với điều kiện thực tế về các yếu tố tự nhiên và đa dạng sinh học để làm cơ sở thiết lập các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý, bền vững đất ngập nước và cung cấp các dịch vụ du lịch sinh thái.

Về xã hội, phương án còn đặt mục tiêu giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động có kỹ năng hướng dẫn du lịch, câu lạc bộ đờn ca tài tử tại địa phương, nâng cao nhận thức về quản lý rừng bền vững. Qua đó, giảm áp lực đối với công tác bảo vệ rừng, bảo tồn Vườn quốc gia Tràm Chim cũng như sức ép của cộng đồng dân cư sống ở ven khu rừng, hạn chế tình trạng xâm nhập vào rừng trái phép đặt bẫy, săn bắt động vật hoang dã.                                                                        

Xem thêm
Người nuôi bò tự tin nhờ được hỗ trợ theo chiều sâu

Sóc Trăng đang phát triển chăn nuôi bò theo chiều sâu: cải tạo giống, quản lý đàn bài bản, ứng dụng cơ giới hóa... tăng hiệu quả kinh tế và giảm tác động môi trường.

Dựng lá chắn bệnh dại ở vùng biên: [Bài 2] Từ nghi ngại đến chủ động

LONG AN Từ né tránh, người dân Đức Huệ nay chủ động đón sinh viên thú y đến tiêm phòng vaccine, sự thay đổi này là nền tảng bền vững để chặn đứng bệnh dại từ gốc.

[Bài 2] Mận Phiêng Khoài giữ giá, giữ thương hiệu

Xã vùng biên Phiêng Khoài, nơi được coi là 'thủ phủ' mận hậu của huyện Yên Châu đã có những cách làm hay để giữ giá, giữ thương hiệu cho quả mận.

Gieo 'hạt vàng' trên vùng đá đen

ĐẮK NÔNG Trên vùng đá đen Krông Nô, người M’nông cần mẫn bứng đá, gieo xuống những 'hạt vàng'.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Ứng dụng công nghệ tự động, trại gà đứng vững trước dịch bệnh

BÌNH DƯƠNG Nhờ áp dụng công nghệ tự động, trại gà Lê Thảnh đã vươn lên thành mô hình điển hình không chỉ về năng suất mà còn là điểm sáng trong phòng chống dịch bệnh.

Việt Nam cần 'chớp thời cơ' bứt phá nuôi biển

Cạn kiệt cá biển toàn cầu mở ra cơ hội vàng để Việt Nam bứt phá, phát triển nghề nuôi biển công nghệ cao và xây dựng ngành thủy sản bền vững.

Bình luận mới nhất