| Hotline: 0983.970.780

Bài thuốc chữa sỏi thận nức tiếng ở Lơ Ku

Chủ Nhật 21/01/2018 , 07:15 (GMT+7)

Ở xã Lơ Ku, huyện K’bang, tỉnh Gia Lai, có một người phụ nữ được nhiều người biết đến bởi chỉ bằng những cây thuốc nam có sẵn trong vườn nhà, trên núi, bà đã chữa khỏi nhiều bệnh cho người dân nghèo trong vùng, trong đó có cả những bệnh hiểm nghèo.

Bà là Hoàng Thị Nga, 53 tuổi, dân tộc Tày.
 

Thương người nghèo

Đến UBND xã Lơ Ku, tôi được ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã, cho biết: “Cô Nga bốc thuốc chữa bệnh có tiếng, xã này ai cũng biết. Trong làng có hơn chục bệnh nhân mắc bệnh sỏi thận đều do một tay cô Nga chữa trị. Không chỉ vậy, nhiều vị cán bộ của huyện bị sỏi thận nặng, cũng tìm đến cô lang Nga. Hiện tại, cô Nga cũng là cán bộ đang công tác tại xã Lơ Ku, nhà ở ngay bên kia đường”.

04-17-52_nh-1
Bà Hoàng Thị Nga vừa từ trụ sở UBND xã Lơ Ku về

Nghe tôi giới thiệu, bà Nga nhỏ nhẹ nói: “Tôi không phải là thầy thuốc chuyên nghiệp. Hiện tôi đang công tác ở xã. Việc tôi làm chỉ là chẳng đặng đừng, thấy người ta bệnh thì giúp thôi”.

Trò chuyện với bà mới biết, bà là “con nhà nòi”, ông nội và bố bà đều là những thầy lang giỏi có tiếng ở địa phương. Từ nhỏ, bà đã được ông nội cho theo vào rừng hái lá nên “nhận mặt” được hầu hết các loại lá. Sau này bà được người cha tiếp tục hướng dẫn, chỉ rõ tác dụng của từng loại lá chữa bệnh.

“Năm 2005, sau khi bố tôi mất, ngày nào cũng có người bệnh tìm đến nhà, hầu hết là người nghèo. Từ chối thì mang tội, còn nhận lời thì càng khó hơn vì tôi không có thời gian lẫn sức khỏe để vào rừng hái lá”, bà Nga kể.

Bà Nga kể, có lần, một cụ ông ở tận An Khê được người nhà đưa đến nhờ cứu chữa trong tình trạng sốt cao, co giật toàn thân vì nhiễm trùng do giẫm phải đinh. “Lật bàn chân ông cụ lên thấy chiếc đinh xuyên qua gan bàn chân, vết thương nhiễm trùng khá nặng, tấy đỏ lên cả bắp chân, bắt đầu lúc tỉnh lúc mê, không kịp đưa đi bệnh viện, tôi quyết định phải cứu cụ nên vội vàng chạy đi hái một vài loại lá sẵn có xung quanh, sơ chế rồi đắp vào vết thương. Chừng nửa tiếng sau, cụ hạ sốt, tôi đắp thêm một đợt lá nữa, đến đêm thì máu mủ chỗ vết thương nơi bàn chân bắt đầu tuôn ra xối xả, chiếc đinh theo đó cũng tuột ra ngoài. Gần một tuần đắp lá liên tục, ông cụ hoàn toàn bình phục”.
 

Vất vả, gian truân

Bà Nga bảo, thời trẻ, chưa bao giờ bà nghĩ sau này sẽ làm thầy thuốc. Bố bà cũng từng khuyên bà không nên theo nghề này vì rất vất vả đối với người phụ nữ chân yếu tay mềm như bà.

04-17-52_nh-2
Khám chữa bệnh cho người nghèo

“Đây là một nghề cực kỳ vất vả, cực nhọc. Từ thời ông nội, tôi đã chứng kiến những buổi băng rừng, lội suối của ông để tìm hái cho được những lá thuốc quý mọc tận rừng sâu, phải đối mặt với vô vàn nguy hiểm. Mà toàn chữa gần như miễn phí vì người bệnh toàn dân nghèo, họ cho gì nhận nấy. Sợ tôi khổ nên các không muốn truyền nghề. Bố chỉ nói, ông dạy tôi về tác dụng của các loại lá thuốc để sau này biết cách chữa bệnh cho mình và người thân trong gia đình”, bà Nga nói.

Nhưng nghiệp làm thuốc cứu người vận vào bà lúc nào chẳng hay. Bà nói: “Các loại cây thuốc chữa bệnh ở vùng này phong phú vô cùng, như lá thuốc chữa đau răng, sỏi thận, sỏi mật, viêm xoang, rắn độc cắn, các vết thương hở bị nhiễm trùng… cứ thấy là tôi lại hái về”.

Để lấy thuốc, bước chân của bà Nga đã rảo qua hầu hết các cánh rừng hiểm trở ở vùng K’bang. Bà đơn độc với chiếc gùi trên lưng. Thỉnh thoảng nhờ được con gái đi theo để gùi lá giúp nhưng hầu như không ai chịu nổi sự vất vả khi lang thang cả ngày trong rừng. Việc người bệnh tìm đến ngày càng đông không phải là niềm vui với người phụ nữ này, nó đồng nghĩa với sự vất vả và gian truân sẽ nhiều thêm.

04-17-52_nh-3
Bà dành gần như toàn bộ thời gian cá nhân cho việc tìm cây thuốc, chế biến
“Bài thuốc lạ của cô Nga có điều gì đó đặc biệt là sự thật, bởi thực tế không chỉ có người dân mà các lãnh đạo cấp xã, huyện bị sỏi thận nhờ cô Nga điều trị cũng đã khỏi. Mặc dù, cô không có cơ sở khám chính thống, nhưng những gì cô làm là thực sự ý nghĩa. Theo đề nghị của đa số người dân, thời gian tới chính quyền địa phương cũng hết sức giúp đỡ về mặt thủ tục, cũng như tạo điều kiện tốt nhất để cô Nga hành nghề bốc thuốc cứu người”, ông Nguyễn Văn Bắc, Chủ tịch UBND xã Lơ Ku.

 

(Kiến thức gia đình số 3)

Xem thêm
Sai lầm dinh dưỡng tạo cơ chế phát sinh tế bào ung thư

Sai lầm dinh dưỡng được các nhà khoa học xác định là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến các loại bệnh ung thư trực tiếp đe dọa sức khỏe cộng đồng hiện nay.

Hạnh phúc tuổi trẻ giữa dòng xoáy mưu cầu vật chất

Hạnh phúc tuổi trẻ không phải nháo nhào với danh lợi sôi sục, đó là thông điệp mà triết gia Jiddu Krishnamurti nhắn nhủ chân thành cho những công dân toàn cầu hôm nay.

Khách má hồng cũng đã hết nỗi truân chuyên

Khách má hồng lắm nỗi truân chuyên không phải câu chuyện thời xa lơ xa lắc, mà vẫn ám ảnh những người phụ nữ bao phen chọn nhầm mối duyên nợ vợ chồng.

Máu nhiễm mỡ và hệ lụy từ lối sống không kiểm soát

Máu nhiễm mỡ diễn ra âm thầm nhưng lại phát sinh nhiều biến chứng khó lường, nếu mỗi người không có ý thức phòng ngừa trong ăn uống và sinh hoạt.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Những điều người bệnh đái tháo đường cần lưu ý để phòng ngừa biến chứng

Bệnh đái tháo đường đang tăng nhanh, đặc biệt tại các nước khu vực châu Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

117 gian hàng kết nối tinh hoa đông y Việt Nam và quốc tế

Với 117 gian hàng là cơ hội để khách tham quan gặp gỡ chuyên gia, tìm hiểu sâu về giá trị của y học cổ truyền, khám phá giải pháp giúp sức khỏe lành mạnh.

Bình luận mới nhất