| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Bất cập về quản lý nghề nuôi chim yến tại các khu dân cư

Thứ Sáu 24/12/2021 , 10:41 (GMT+7)

Bạc Liêu Bạc Liêu đã xuất hiện nhiều bất cập về việc quản lý nghề dẫn dụ và gây nuôi chim yến, do những giá trị kinh tế mà nghề này đã đem lại.

Tại tỉnh Bạc Liêu, nghề dẫn dụ và gây nuôi chim yến phát triển khá nhanh trong những năm qua, nhất là tại các khu dân cư, khu địa ốc TP. Bạc Liêu. Đây là nghề mang lại hiệu quả kinh tế, nhưng việc quản lý nuôi chim yến đang là khó khăn, thách thức đới với ngành chức năng của địa phương, từ đó đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh hoạt của người dân.

Nghề dẫn dụ và gây nuôi chim yến không chỉ tập trung tại các vùng ven biển, khu vực đô thị mà còn tại vùng nông thôn, trụ sở cơ quan và tại các khu dân cư trên địa bàn TP. Bạc Liêu như khu dân cư phường 2, khu dân cư phường 5, khu dân cư Tràng An, khu địa ốc, Hoàng Phát…Bên cạnh tạo tiếng ồn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thì việc quản lý xây dựng mới và cải tạo lại nhà ở để dẫn dụ, gây nuôi chim yến cũng đang gặp khó trong khâu xử lý.

Tiếng ồn từ nghề nuôi chim yến đã ảnh hưởng đến nhiều hộ dân tại các khu dân cư. Ảnh: Trọng Linh.

Tiếng ồn từ nghề nuôi chim yến đã ảnh hưởng đến nhiều hộ dân tại các khu dân cư. Ảnh: Trọng Linh.

Theo ông Lê Hữu Vân, Phó Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Tràng An cho biết: Đến nay, qua thống kê tại khu dân cư Tràng An có 14 hộ nuôi chim yến. Trong đó, có nhiều hộ nuôi phát loa dẫn dụ chim yến 24/24 tiếng, với tầng suất lớn, gây không ít phiền toái cho các hộ dân lân cận trong khu dân cư. “Mặt dù phía Công ty đã nhiều lần tuyên truyền vận động các hộ nuôi điều tiết thời gian, âm thanh dẫn dụ chim yến cho vừa phải thích hợp nhưng tình trạng trên vẫn cứ tiếp diễn”, ông Vân cho biết.

Một thực tế đáng lưu ý là cho đến nay tỉnh Bạc Liêu vẫn chưa quy hoạch vùng cho nghề dẫn dụ gây nuôi chim yến. Đa số các hộ nuôi theo kiểu tự phát, chủ yếu là xây dựng, cải tạo lại nhà ở hoặc khách sạn, nhà nghỉ để vừa ở, vừa kinh doanh và nuôi yến.

Ông Nguyễn Duy Hưng, Chi cục Trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu cho biết, địa phương chưa ban hành vùng nuôi chim yến. Hiện quy định vùng nuôi chim yến đã được các thành viên UBND tỉnh thông qua và dự kiến đến đầu năm 2022 sẽ được HĐND tỉnh Bạc Liêu ban hành.

Hiện nay đã có quy định về cường độ âm thanh, thời gian phát loa phóng để dẫn dụ chim yến nhưng việc xử phạt các hành vi vi phạm trong lĩnh vực này cũng đang gặp khó khăn do người nuôi chưa nắm rõ các quy định. Để quản lý tốt việc dẫn dụ, gây nuôi chim yến thì trong thời gian tới, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Bạc Liêu sẽ kết hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh tuyên truyền, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm.

Xem thêm
Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.