| Hotline: 0983.970.780

Bắc Giang chuyển đổi gần 700ha đất trồng lúa

Thứ Ba 26/03/2024 , 16:51 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi.

Huyện Lục Ngạn là địa phương chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa nhất tại Bắc Giang trong năm 2024 với gần 180ha.

Huyện Lục Ngạn là địa phương chuyển đổi nhiều diện tích trồng lúa nhất tại Bắc Giang trong năm 2024 với gần 180ha.

Theo Kế hoạch số 22 do UBND tỉnh Bắc Giang mới ban hành, gần 672ha đất trồng lúa của tỉnh sẽ được chuyển đổi trong năm 2024. Cụ thể, 169ha chuyển đổi sang cây hàng năm; gần 440ha chuyển đổi sang cây lâu năm và 63ha chuyển đổi sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản.

Lục Ngạn là địa phương có diện tích chuyển đổi lớn nhất với toàn bộ 179,2ha chuyển sang cây trồng lâu năm, kế đến là huyện Tân Yên, Lục Nam và Hiệp Hòa. 

Huyện Yên Dũng với lợi thế nhiều diện tích mặt nước sẽ chuyển đổi nhiều nhất sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản với diện tích hơn 18ha. Thị xã Việt Yên chuyển đổi ít nhất với 15ha đất lúa chuyển đổi.

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang yêu cầu việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương, nhu cầu thị trường, điều kiện nguồn nước và khí hậu.

Đồng thời, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phải hình thành vùng sản xuất tập trung theo từng cây trồng gắn với dồn điền, đổi thửa, liên kết sản xuất theo chuỗi. Ngoài ra, không làm mất đi các điều kiện để trồng lúa trở lại; không làm biến dạng mặt bằng; không gây ô nhiễm, thoái hóa đất trồng lúa; không làm hư hỏng công trình giao thông, công trình thủy lợi phục vụ trồng lúa.

Trong trường hợp chuyển trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản, địa phương được sử dụng tối đa 20% diện tích đất trồng lúa để hạ thấp mặt bằng nuôi trồng thủy sản với độ sâu không quá 1,2m so với mặt ruộng.

UBND tỉnh Bắc Giang giap Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai Kế hoạch chuyển đổi cây trồng trên đất lúa đạt hiệu quả và hoàn thành kế hoạch. Định kỳ, Sở có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc chuyển đổi và tham mưu với UBND tỉnh chỉ đạo, giải quyết các khó khăn, vướng mắc kịp thời.

UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa phạm vi toàn tỉnh và nhu cầu chuyển đổi của tổ chức, cá nhân trên địa bàn xây dựng kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của địa phương.

Trước ngày 15/12, UBND cấp huyện tổng hợp, báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa năm 2024 và đăng ký kế hoạch chuyển đổi cơ cấu năm 2025 gửi Sở NN-PTNT để báo cáo Bộ NN-PTNT và UBND tỉnh.

Ngày 5/2/2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/2024/NĐ-CP quy định cụ thể điều kiện, tiêu chí cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng sang mục đích khác để thực hiện dự án đầu tư.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền thực hiện chuyển đổi phải có phương án sử dụng tầng đất mặt theo quy định của pháp luật về trồng trọt đối với trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa sang mục đích khác.

Nếu chuyển mục đích sử dụng đất rừng phải có phương án trồng rừng thay thế hoặc văn bản hoàn thành trách nhiệm nộp tiền trồng rừng thay thế theo quy định của pháp luật về lâm nghiệp.

Xem thêm
Gà Mã Đà - đặc sản của rừng, tiềm năng của bếp Việt

Gà Mã Đà từng bên bờ tuyệt chủng đang trở thành đặc sản nhờ hương vị thơm ngon, quy trình sản xuất an toàn và tiềm năng chế biến đa dạng.

Cải tiến an toàn sinh học trước các rủi ro mới

Cải tiến an toàn sinh học và truy xuất nguồn gốc, Dự án hướng đến ngành chăn nuôi lợn an toàn, minh bạch và phát triển bền vững trước các rủi ro sinh học mới.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng gấp 3 lần

Đó là thông tin được Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật công bố tại họp báo thường kỳ tháng 6 của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sáng 3/7.

Hải Phòng tìm cách phát huy các 'mỏ vàng' nông nghiệp

Sở hữu tiềm năng lớn từ vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên đến con người, nhưng phát triển sản xuất nông nghiệp Hải Phòng được đánh giá chưa tương xứng với tiềm năng.

Trồng nấm linh chi cho lợi nhuận như mơ nhờ làm chủ công nghệ

HẢI PHÒNG Bằng công nghệ tự động và sản xuất theo quy trình VietGAP, một mô hình trồng nấm linh chi tại quận An Dương đã cho lợi nhuận ngoài mong đợi.

Phát hiện 2 tàu cá công suất lớn vi phạm 'kép' trên vịnh Bắc Bộ

Hai tàu cá công suất lớn ở Quảng Ngãi vi phạm vùng lộng, nghề kéo đôi tại vịnh Bắc Bộ bị Kiểm ngư Vùng I phát hiện và bàn giao cho địa phương xử lý.

Quảng Ninh kiến tạo kinh tế xanh bền vững

Hơn 22.700 ha rừng đã được trồng mới sau bão Yagi. Quảng Ninh không chỉ phủ xanh đất trống mà còn dựng xây một nền kinh tế rừng đa giá trị.

Bình luận mới nhất