| Hotline: 0983.970.780

Chuyển đổi đất lúa, lợi nhuận cao gấp 2,5 - 4 lần

Thứ Sáu 23/02/2024 , 09:12 (GMT+7)

KIÊN GIANG Năm 2023, Kiên Giang đã chuyển đổi đất lúa sang cây trồng khác hoặc kết hợp nuôi thủy sản được 6.850ha, mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 2,5 - 4 lần.

Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và là mô hình phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Chuyển đổi từ đất chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất và là mô hình phát triển bền vững. Ảnh: Trung Chánh.

Theo Sở NN-PTNT Kiên Giang, năm 2023, nông dân trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất chuyên trồng lúa với tổng diện tích là 6.850/7.676ha, đạt hơn 89% so với kế hoạch được Bộ NN-PTNT giao trong năm.

Trong đó, diện tích chuyển đổi đất lúa sang trồng cây hàng năm là 1.221ha, chuyển đổi sang trồng cây lâu năm 369ha. Riêng diện tích đất chuyên trồng lúa chuyển đổi sang đất trồng lúa kết hợp nuôi thủy sản đạt hơn 5.260ha.

Qua khảo sát, đánh giá của đơn vị chuyên môn, hầu hết diện tích sau khi chuyển đổi đạt hiệu quả kinh tế cao hơn gấp 2,5 đến 4 lần.

Cụ thể, chuyển đổi đất lúa sang trồng luân canh lúa - rau màu lợi nhuận tăng thêm từ 15 - 25 triệu đồng/ha. Chuyển đổi sang các mô hình trồng rau màu chuyên canh lợi nhuận cao hơn từ 35 - 45 triệu đồng/ha. Đối với chuyển đổi đất lúa sang trồng cây ăn trái giúp tăng thêm lợi nhuận 55 - 65 triệu đồng/ha, tuy nhiên chi phí đầu tư cao hơn so với trồng lúa và cần thời gian khoảng 3 - 4 năm nông dân mới bắt đầu thu hồi vốn.

Đặc biệt, chuyển đổi từ chuyên trồng lúa sang trồng lúa kết hợp nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có điều kiện phù hợp giúp tăng thêm lợi nhuận bình quân 85 triệu đồng/ha/năm. Đây là mô hình kết hợp đem lại hiệu quả kinh tế cao, bền vững, đang được Sở NN-PTNT Kiên Giang định hướng mở rộng tại các huyện vùng U Minh Thượng và khu vực ven biển vùng Tứ giác Long Xuyên.

Tuy nhiên, mô hình vẫn còn gặp khó khăn về tổ chức sản xuất, liên kết với doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ nông sản đạt chuẩn chất lượng, nhất là với tiêu thụ tôm nuôi thương phẩm do mô hình nuôi dạng thu tỉa thả bù, sản lượng ít.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Phòng chống dịch tả lợn Châu Phi từ cơ sở giết mổ

GIA LAI Trước tình hình dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, ngành chức năng Gia Lai tăng cường phòng chống, đặc biệt là từ cơ sở giết mổ động vật tập trung.

Tìm biện pháp phòng trừ tuyến trùng gây hại cho lúa ở ĐBSCL

An Giang Tuyến trùng sống trong đất và ký sinh vào rễ lúa, gây bướu rễ, thối nâu rễ, làm cây lúa kém phát triển, đẻ nhánh ít, gây hiện tượng lép trắng, giảm năng suất.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Trí thức trẻ Việt góp sức cùng đất nước bước vào kỷ nguyên chuyển đổi số

HÀ NỘI Sáng 19/7, Diễn đàn Trí thức trẻ Việt Nam toàn cầu lần thứ VI, năm 2025 chính thức khai mạc tại Đại học VinUni.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất