| Hotline: 0983.970.780

Ba Chẽ sẽ thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu

Thứ Tư 29/05/2024 , 08:21 (GMT+7)

QUẢNG NINH Nông dân ở huyện Ba Chẽ đang chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu rừng trồng, từ cây keo giá trị thấp làm đất bạc màu sang trồng cây gỗ lớn, cây bản địa..

Ông Nghiêm Xuân Cường cùng đoàn công tác kiểm tra rừng trồng cây gỗ lớn, cây bản địa tại huyện Ba Chẽ. Ảnh: Cường Vũ.

Ông Nghiêm Xuân Cường cùng đoàn công tác kiểm tra rừng trồng cây gỗ lớn, cây bản địa tại huyện Ba Chẽ. Ảnh: Cường Vũ.

Ngày 25/5, ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh đã đi khảo sát tình hình triển khai trồng rừng gỗ lớn và một số mô hình sản xuất nông nghiệp tại huyện Ba Chẽ.

Qua 3,5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TU ngày 28/11/2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Phát triển lâm nghiệp bền vững tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030" và Nghị quyết số 337/NQ-HĐND ngày 24/3/2021 của HĐND tỉnh về "Quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh", hàng năm huyện Ba Chẽ đều thực hiện ký cam kết triển khai trồng rừng gỗ lớn với các đơn vị, doanh nghiệp và chủ rừng trên địa bàn. Toàn huyện đã trồng trên 2.686ha rừng gỗ lớn với các loài lim, lát, giổi. Trong 5 tháng đầu năm 2024, huyện đã trồng được 104,8ha, đạt 52,4% kế hoạch năm.

Cùng với đó, huyện tập trung xây dựng, phát triển các sản phẩm chủ lực, như ba kích tím, trà hoa vàng đều là những sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong và ngoài nước, tạo nên thương hiệu của Ba Chẽ, phấn đấu trở thành trung tâm dược liệu của tỉnh. Trong đó, trà hoa vàng là một loài dược liệu quý, có giá trị kinh tế cao, đã và đang được nhiều hộ nông dân trồng, khai thác hiệu quả, từng bước giúp họ vươn lên thoát nghèo. Trà hoa vàng nói riêng và cây dược liệu nói chung đang cho thấy những tiềm năng rất lớn trên địa bàn huyện.

Trà hoa vàng là loài cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân Ba Chẽ. Ảnh: Cường Vũ

Trà hoa vàng là loài cây dược liệu mang lại giá trị kinh tế cao cho người nông dân Ba Chẽ. Ảnh: Cường Vũ

Đối với loài cây bản địa gồm quế, thông, sồi, huyện Ba Chẽ đã trồng 1.600ha trong 3,5 năm và chủ yếu là các hộ dân trồng rừng thụ hưởng theo Nghị quyết số 337/NQ-HĐND của HĐND tỉnh. Riêng trong 5 tháng đầu năm 2024, toàn huyện đã trồng được hơn 169ha/300ha kế hoạch năm. Tổng kinh phí hỗ trợ trồng rừng theo Nghị quyết số 337/NQ-HĐND của HĐND tỉnh trên địa bàn huyện Ba Chẽ trên 14 tỷ đồng, với 746 hộ dân được thụ hưởng, với tổng diện tích đất rừng trồng trên 1.140ha.

Sau khi đi khảo sát thực tế, ông Nghiêm Xuân Cường, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, khẳng định việc thực hiện Nghị quyết số 337/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về "Quy định một số chính sách đặc thù để khuyến khích phát triển lâm nghiệp bền vững trên địa bàn tỉnh" tại huyện Ba Chẽ là phù hợp, phát huy hiệu quả thế mạnh của địa phương. Trong đó đã xuất hiện nhiều tổ chức, cá nhân tham gia trồng cây gỗ lớn, cây bản địa; chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn; chuyển loại từ rừng, đất rừng sản xuất sang rừng, đất rừng phòng hộ.

Ông Nghiêm Xuân Cường ghi nhận những nỗ lực của huyện Ba Chẽ trong việc triển khai trồng rừng gỗ lớn và phát huy điều kiện tự nhiên để thúc đẩy phát triển các mô hình sản xuất kinh tế tập trung, quy mô lớn từ rừng, cũng như những ý kiến đề xuất của huyện và doanh nghiệp trên địa bàn đối với việc thực hiện Nghị quyết số 337/NQ-HĐND của HĐND tỉnh; đồng thời yêu cầu huyện Ba Chẽ tiếp tục tuyên truyền, vận động nhân dân chăm sóc diện tích rừng đã trồng và nâng cao ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cây trồng, tích cực phòng cháy chữa cháy rừng đảm bảo diện tích rừng trên địa bàn huyện ngày càng phát triển bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nghiêm Xuân Cường mong muốn, với tiềm năng lợi thế thổ nhưỡng phù hợp với cây lâm nghiệp, Ba Chẽ sẽ thực hiện đồng bộ các giải pháp để từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng huyện thành trung tâm kinh tế lâm nghiệp và cây dược liệu của tỉnh, qua đó tạo sinh kế và thu nhập ổn định cho người dân, nhất là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Xem thêm
Chăn nuôi lợn tuần hoàn, công nghệ cao để an toàn, bền vững

HẢI PHÒNG Mô hình chăn nuôi tuần hoàn, ứng dụng công nghệ cao là một điển hình thành công mà còn mở ra hướng đi bền vững, tất yếu cho người chăn nuôi tại Hải Phòng.

31 con lợn chết bất thường, Lâm Đồng siết chặt phòng dịch

Lâm Đồng siết chặt phòng chống dịch sau khi phát hiện đàn lợn chết bất thường tại xã Bảo Lâm 1, cảnh báo nguy cơ bùng phát dịch bệnh.

Thử nghiệm khắc phục vùng trồng sầu riêng bị nhiễm cadimi

ĐỒNG THÁP Đồng Tháp - địa phương có diện tích sầu riêng lớn nhất ĐBSCL tiên phong thử nghiệm mô hình giải độc cadimi, mở ra hướng canh tác bền vững và an toàn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Cần hoàn thiện thông tin về nông hộ để ngành cà phê đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Biến phụ phẩm thủy sản thành 'vàng xanh': [Bài 3] Biến vỏ sò, ốc biển thành trang sức giá trị cao

TP.HCM Không chỉ xương cá, vỏ tôm… vỏ sò, ốc cũng được các nghệ nhân tận dụng hiệu quả, tái chế thành quà lưu niệm, trang sức có giá trị cao.

Bình luận mới nhất