| Hotline: 0983.970.780

50 doanh nghiệp bàn giải pháp tăng giá trị ngành chăn nuôi heo

Chủ Nhật 25/05/2025 , 16:27 (GMT+7)

Đồng Nai Sáng 25/5, Hội nghị Khoa học và Công nghệ ngành heo toàn quốc lần thứ I diễn ra tại Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, tỉnh Đồng Nai.

Sự kiện do các viện, trường và doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi phối hợp tổ chức, thu hút sự tham gia của đông đảo nhà khoa học, giảng viên, sinh viên, doanh nghiệp, nhà chăn nuôi trong và ngoài ngành chăn nuôi, thú y.

Hội nghị Khoa học và Công nghệ ngành heo toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Minh Sáng.

Hội nghị Khoa học và Công nghệ ngành heo toàn quốc lần thứ I được tổ chức tại Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: Minh Sáng.

Theo PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa, Cố vấn cấp cao Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, tỉnh Đồng Nai, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, lần đầu tiên các hoạt động xúc tiến thương mại được gắn kết trực tiếp với nền tảng khoa học - công nghệ, góp phần định hình một tầm nhìn mới cho ngành chăn nuôi heo Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và chuyển đổi số.

“Chúng tôi hy vọng rằng, với sự góp mặt của đông đảo đại biểu đến từ các viện, trường trong cả nước và hơn 50 doanh nghiệp trong ngành chăn nuôi - những người trực tiếp kiến tạo giá trị trong chuỗi ngành hàng heo sẽ tạo nên những kết nối mới, mở ra những hướng đi tích cực, góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho toàn ngành cùng nhau chia sẻ về khoa học công nghệ, cũng như những giải pháp giúp cho ngành chăn nuôi phát triển bền vững”, PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa chia sẻ.

PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa, Cố vấn cấp cao Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, tỉnh Đồng Nai phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Minh Sáng.

PGS.TS Đỗ Võ Anh Khoa, Cố vấn cấp cao Phân hiệu Trường Đại học Lâm nghiệp, tỉnh Đồng Nai phát biểu khai mạc Hội nghị. Ảnh: Minh Sáng.

Cũng trong khuôn khổ Hội nghị, Diễn đàn Xúc tiến thương mại được tổ chức hướng đến mục tiêu kết nối toàn diện hệ sinh thái ngành heo, từ nghiên cứu cơ bản đến ứng dụng thực tiễn, từ trang trại đến bàn ăn, nhằm xây dựng nền chăn nuôi heo hiện đại, hiệu quả và phát triển bền vững.

Bên cạnh các phiên thảo luận chuyên sâu, tại sự kiện còn có hàng chục gian hàng triển lãm giới thiệu thành tựu nổi bật và công nghệ tiên tiến trong ngành chăn nuôi heo thu hút các bạn trẻ, sinh viên tìm hiểu, trải nghiệm công nghệ mới. Ảnh: Xuân Hưng.

Bên cạnh các phiên thảo luận chuyên sâu, tại sự kiện còn có hàng chục gian hàng triển lãm giới thiệu thành tựu nổi bật và công nghệ tiên tiến trong ngành chăn nuôi heo thu hút các bạn trẻ, sinh viên tìm hiểu, trải nghiệm công nghệ mới. Ảnh: Xuân Hưng.

Nội dung thảo luận tại hội nghị xoay quanh những vấn đề then chốt như: Quản lý giống, dinh dưỡng, sức khỏe đàn heo, công nghệ chế biến, môi trường trang trại, phúc lợi động vật, những thách thức, cơ hội và chính sách phát triển ngành chăn nuôi heo Việt Nam trong giai đoạn 2025 -2030.

Bên cạnh các phiên thảo luận chuyên sâu, tại sự kiện còn có hàng chục gian hàng triển lãm giới thiệu thành tựu nổi bật và công nghệ tiên tiến trong ngành chăn nuôi heo. Đây được xem là bước khởi đầu quan trọng để nâng tầm ngành heo Việt Nam trên bản đồ nông nghiệp công nghệ cao.

Xem thêm
Tăng hiệu suất sử dụng đất nhờ mô hình trại lợn nhiều tầng

Dù mức đầu tư cao hơn 1,5 - 1,8 lần bình thường, mô hình trại lợn nhiều tầng cho thấy hiệu quả vượt trội khi giúp tăng hiệu suất sử dụng đất từ 4–10 lần.

Xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi, Nam Định tổng lực dập dịch

Tỉnh Nam Định phát công văn hỏa tốc yêu cầu các địa phương tổng lực dập dịch sau khi xuất hiện 2 ổ dịch tả lợn Châu Phi tại 2 xã thuộc 2 huyện.

Ngọc Nương 9 vươn mình trên cánh đồng đại điền Đất Cảng

Đáp ứng xu hướng tiêu dùng hiện đại, giống lúa chất lượng cao Ngọc Nương 9 đang dần khẳng định ưu thế vượt trội trên những cánh đồng đại điền Hải Phòng.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

5 cá nhân đầu tiên được cấp phép nuôi biển từ 3-6 hải lý

Khánh Hòa 5 cá nhân tiên phong nuôi biển công nghệ cao tại vùng biển từ 3-6 hải lý của tỉnh Khánh Hòa đã được cấp giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển.

Thiếu hành động quyết liệt, rừng đặc dụng vẫn là 'bãi săn' động vật hoang dã

Đại diện các ban quản lý rừng đặc dụng ưu tiên siết chặt kiểm soát bẫy bắt, thiết lập quy định chăn thả, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và quản lý cộng đồng.