| Hotline: 0983.970.780

100% thôn và khu phố ra quân vệ sinh tiêu độc khử trùng

Thứ Sáu 08/11/2024 , 18:56 (GMT+7)

BẮC NINH Hiện 100% các thôn, khu phố trên địa bàn Bắc Ninh đã triển khai thực hiện xong tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2024 theo kế hoạch của Sở NN-PTNT.

Cán bộ thú y Bắc Ninh vệ sinh khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

Cán bộ thú y Bắc Ninh vệ sinh khu vực chăn nuôi tập trung trên địa bàn tỉnh.

Để chủ động ngăn chặn dịch bệnh truyền nhiễm trên đàn gia súc, gia cầm phát sinh, lây lan, nhất là vào thời điểm sau bão số 3, Sở NN-PTNT Bắc Ninh đã phát động Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2/2024.

Tháng tổng vệ sinh diễn ra sau cơn bão số 3, một số diện tích chuồng nuôi bị ngập nước, hư hỏng, thêm số lượng gia súc, gia cầm bị di dời tránh mưa lũ khá lớn, làm tăng khả năng phát tán mầm bệnh. Cùng thời điểm đó, người dân trên địa bàn tỉnh đang thu hoạch vụ lúa mùa, gây khó khăn cho công tác vệ sinh và ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện. Nhưng sự quan tâm chỉ đạo, kiểm tra và phối hợp chặt chẽ giữa các lãnh đạo địa phương cùng quần chúng nhân dân tích cực tham gia, hưởng ứng đã cho những kết quả vô cùng ấn tượng.

Theo tổng hợp của Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh, 100% các thôn, khu phố thuộc 126 xã, phường, thị trấn của 08 huyện, thị xã, thành phố đã triển khai thực hiện. Huy động trên 55.000 lượt người tham gia tổng vệ sinh môi trường, thu dọn được hàng trăm tấn rác thải đốt, ủ và chôn huỷ.

Tổng lượng hóa chất, vôi bột sử dụng trong tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng trên 22.500 lít hóa chất, trong đó hóa chất do Chi cục cấp hơn 16.000 lít, người dân tự mua hơn 6.000 lít và gần 1.000 tấn vôi bột để khử trùng, tiêu độc cho các chuồng trại chăn nuôi, cơ sở ấp nở, cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, nơi công cộng, đường làng, ngõ xóm, khu phố, nơi có ổ dịch cũ,..

Trong thời gian tới, để công tác phòng, chống dịch bệnh đạt hiệu quả cao, Sở NN-PTNT Bắc Ninh chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, giám sát dịch bệnh, tiêm phòng kết hợp với vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường chăn nuôi.

Xem thêm
‘Đời du mục' theo vịt chạy đồng

ĐBSCL Hễ nghe nơi nào vừa thu hoạch xong lúa trên đồng, còn trơ gốc rạ và đất đủ mềm là họ liên hệ xin 'mua đồng' để thả vịt.

Đi tìm cây chuối phấn vàng trên đất Tổ

Theo chân anh Đinh Mạnh Cường, tổ viên tổ khuyến nông xã Tân Lập, (huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ) tôi ngược dốc lên núi Chẹn thăm vùng chuối phấn vàng mới được khôi phục.

Krông Nô triển vọng thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao

ĐẮK NÔNG Với đà phát triển như hiện nay, Krông Nô có triển vọng trở thành điểm sáng nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh Đắk Nông trong tương lai không xa.

Sống chung với khô hạn: [Bài 2] Tưới tiên tiến giảm áp lực nguồn nước

Những năm qua, người dân Ninh Thuận đua nhau lắp đặt các thiết bị tưới tiên tiến nhằm tiết kiệm nước, thích ứng với nắng nóng, khô hạn kéo dài.

Biến lá khóm thành tơ sợi

TIỀN GIANG Mỗi ngày, anh Nguyễn Ngọc Quyền ở Tiền Giang thu gom 2 tấn lá khóm để sản xuất 15kg tơ sợi cung ứng cho các nhà máy đánh bông, dệt vải.

Xuất khẩu cá tra tăng vọt trước sức ép thuế quan

Tháng 3/2025, tổng sản lượng cá tra Việt Nam xuất khẩu sang tất cả các thị trường đạt gần 79.000 tấn, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.

Gắn chặt quản lý rừng bền vững với giao khoán đất lâm nghiệp

Giao khoán đất lâm nghiệp từng được kỳ vọng mở ra cơ chế sử dụng đất hiệu quả, gắn người dân với rừng, nhưng sau 30 năm, tỷ lệ khoán dừng ở mức 27%.