| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng mô hình điểm phòng chống bệnh dại năm 2024

Thứ Hai 08/04/2024 , 06:20 (GMT+7)

Tiền Giang Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang vừa phối hợp với UBND huyện Gò Công Tây chọn xã Bình Nhì xây dựng 'Mô hình điểm phòng chống bệnh dại năm 2024'.

Lễ phát động mô hình điểm phòng chống bệnh dại năm 2024 tại xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây. Ảnh: Kim Nữ.

Lễ phát động mô hình điểm phòng chống bệnh dại năm 2024 tại xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây. Ảnh: Kim Nữ.

Hiện nay đang ở cao điểm nắng nóng, là điều kiện thuận lợi phát sinh nhiều loại dịch bệnh, trong đó có bệnh dại. Trước tình hình bệnh dại trên chó, mèo và trên người đang diễn biến phức tạp ở các tỉnh, thành nước ta, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang vừa chỉ đạo ngành Chăn nuôi và Thú y tăng cường công tác giám sát, quản lý chặt chẽ đàn chó mèo hiện có trong dân đồng thời chủ động phối hợp, hỗ trợ các địa phương thúc đẩy việc tiêm phòng vacxin dại cho vật nuôi, bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

Để thu hút sự quan tâm của người dân về việc phòng chống bệnh dại, Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang phối hợp với UBND huyện Gò Công Tây chọn xã Bình Nhì xây dựng “Mô hình điểm phòng chống bệnh dại năm 2024” với sự tư vấn, hỗ trợ chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cùng với sự tham gia thực hiện tiêm phòng của lực lượng sinh viên tình nguyện Trường cao đẳng Nam bộ.

Trong thời gian từ ngày 3 đến ngày 13/4, sẽ hoàn thành tiêm phòng vacxin dại cho 100% chó mèo ở tất cả 3 ấp của xã. Đồng thời, hướng dẫn bà con nhận diện các dấu hiệu chó mèo nhiễm bệnh dại để cảnh giác, xử lý phù hợp và đúng quy định nhằm giảm đến mức thấp nhất trường hợp chó mèo nhiễm dại cắn hoặc cào xước, truyền virus dại cho người.

Từ ngày 3 đến ngày 13/4, sẽ hoàn thành tiêm phòng vacxin dại cho 100% chó mèo ở tất cả 3 ấp của xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây. Ảnh: Kim Nữ.

Từ ngày 3 đến ngày 13/4, sẽ hoàn thành tiêm phòng vacxin dại cho 100% chó mèo ở tất cả 3 ấp của xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây. Ảnh: Kim Nữ.

Ông Trịnh Công Minh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang cho biết toàn tỉnh hiện có gần 80.000 con chó và sở thích nuôi chó làm thú cưng cũng đang có xu hướng tăng trong dân. Cùng với thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo về phòng chống bệnh dại của trung ương, UBND tỉnh Tiền Giang đã ban hành Quyết định 660 ngày 14/3/2022 và Chỉ thị số 08 ngày 18/5/2023 về tăng cường các biện pháp phòng chống dại trên chó mèo đến năm 2030 với các quy định.

Cụ thể, nuôi chó, mèo phải có nguồn gốc rõ ràng, tuyệt đối không đưa chó mèo từ vùng có bệnh dại về nuôi. Nuôi chó, mèo phải đăng ký với chính quyền địa phương và phải chấp hành tiêm vacxin dại cho chó, mèo 1 lần/năm. Đặc biệt, trên chó sinh sản phải được tiêm vacxin dại để bảo hộ bệnh dại cho chó con. Khi bị chó, mèo cắn, phải đến ngay cơ quan y tế để được bác sĩ tư vấn và điều trị dự phòng; tuyệt đối không sử dụng thuốc đông y hoặc các loại thuốc khác không theo quy định của ngành y tế.

Mô hình có sự tư vấn, hỗ trợ chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cùng với sự tham gia thực hiện tiêm phòng của lực lượng sinh viên tình nguyện Trường cao đẳng Nam bộ. Ảnh: Kim Nữ.

Mô hình có sự tư vấn, hỗ trợ chuyên môn của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cùng với sự tham gia thực hiện tiêm phòng của lực lượng sinh viên tình nguyện Trường cao đẳng Nam bộ. Ảnh: Kim Nữ.

Trong năm 2023 cả nước có 82 người tử vong do nhiễm bệnh dại. Riêng từ đầu năm 2024 đến nay đã có 19 người không qua khỏi do mắc phải bệnh này. Quan ngại nhất là hiện diễn biến bệnh dại trên đàn chó có xu hướng tăng, đang là mối nguy hiểm rất lớn đến sức khỏe của cộng đồng.

Mặc dù 10 năm trở lại đây, tỉnh Tiền Giang chưa xuất hiện ổ dịch dại trên chó hoặc chưa xảy ra trường hợp người tử vong do bệnh dại, song trước sự cực kỳ nguy hiểm của bệnh dại, nhất là hiện nay chưa có thuốc đặc trị thì việc tỉnh Tiền Giang xây dựng mô hình điểm phòng chống bệnh dại như ở xã Bình Nhì rất cần thiết.

Từ bài học kinh nghiệm thực tế của mô hình, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tiền Giang sẽ triển khai thêm nhiều giải pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ bệnh dại trên đàn chó nuôi để tiến tới xây dựng “vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh dại”, làm cơ sở nhân rộng ra các địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.