| Hotline: 0983.970.780

Xác định nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết hàng loạt

Thứ Năm 07/07/2022 , 10:22 (GMT+7)

KON TUM Lực lượng chức năng đã lấy mẫu lá, củ sâm Ngọc Linh cũng như mẫu đất để phân tích, giám định và xác định nguyên nhân gây hại là do các loại nấm gây ra.

Ngày 7/7, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã báo cáo nguyên nhân và tham mưu các giải pháp phòng, trừ bệnh hại trên cây sâm Ngọc Linh ở địa bàn 2 huyện Tu Mơ Rông và Đăk Glei.

Trước đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã nhận được kết quả giám định từ Trung tâm Bảo vệ thực vật miền Trung (thuộc Cục Bảo vệ thực vật), giám định về nguyên nhân các mẫu sâm Ngọc Linh bị chết bất thường trên địa bàn 2 xã Măng Ri (huyện Tu Mơ Rông) và Ngọc Linh (huyện Đăk Glei, cùng thuộc tỉnh Kon Tum).

Nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết hàng loạt là do nấm.

Nguyên nhân sâm Ngọc Linh chết hàng loạt là do nấm.

Kết quả giám định các mẫu lá, củ sâm Ngọc Linh cũng như mẫu đất trồng sâm Ngọc Linh cho thấy: Với lá sâm Ngọc Linh của cây bị bệnh ở xã Ngọc Linh và Măng Ri đều phát hiện nấm Puccinia sp; trên mẫu củ sâm Ngọc Linh thu tại xã Ngọc Linh phát hiện nấm Rhizoctonia sp. Ngoài ra, trong mẫu đất thu tại xã Ngọc Linh có tuyến trùng ký sinh thực vật, mẫu còn lại tại xã Măng Ri không có tuyến trùng gây hại.

Theo đó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum tham mưu Sở NN-PTNT khuyến cáo các địa phương các giải pháp ngăn ngừa như: Thường xuyên kiểm tra vườn nhằm phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại; vệ sinh vườn cây để tạo độ thông thoáng, tách những cây bị bệnh ra khỏi luống và trồng vào giá thể mới để tránh bệnh lây lan; sửa chữa, bổ sung mái che cho luống trồng để mưa không tác động trực tiếp vào cây sâm nhằm hạn chế nấm lây lan bệnh…

Như Báo Nông Nghiệp Việt Nam đã phản ánh trước đó, hàng ngàn cây sâm Ngọc Linh của người dân 2 huyện nói trên bị chết hàng loạt. Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các đơn vị lấy mẫu để xác định nguyên nhân, từ đó ra các khuyến cáo cho người trồng sâm và địa phương áp dụng để ngăn chặn bệnh trên cây sâm.

Xem thêm
Cho ăn thảo dược, ngựa bạch Sìn Hồ nuôi không kịp bán

LAI CHÂU Về cao nguyên Sìn Hồ, tận thấy những đàn ngựa bạch khỏe khoắn, chạy như bay trên đồng cỏ. Có được như vậy là nhờ cách chăm sóc ngựa đặc biệt của người nuôi.

Phát hiện bệnh dại, địa phương tổ chức truy bắt chó thả rông

QUẢNG NGÃI Sau khi phát hiện 2 con chó dương tính với bệnh dại, xã Ia Tơi (tỉnh Quảng Ngãi) đã hướng dẫn người dân tiêm phòng và triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch.

Nhãn chín sớm giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi chính vụ

HƯNG YÊN Tự chọn lọc được giống nhãn chín sớm hơn trà chính vụ khoảng 1 tháng, ông Đỗ bán được nhãn quả với giá 25.000 đồng/kg, gấp đôi nhãn chính vụ.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Đọc nhiều nhất

Bình luận mới nhất