| Hotline: 0983.970.780

Vườn quốc gia Cúc Phương tái thả 12 tê tê quý hiếm về tự nhiên

Thứ Sáu 03/01/2025 , 08:06 (GMT+7)

12 cá thể tê tê quý hiếm được 2 đơn vị cứu hộ từ các vụ vận chuyển, săn bắt và buôn bán trái phép trong tháng 10-11/2024.

Tê tê được thả về tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: CPNP.

Tê tê được thả về tự nhiên tại Vườn quốc gia Cúc Phương. Ảnh: CPNP.

Ngày 2/1, Vườn quốc gia Cúc Phương phối hợp Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam tổ chức tái thả thành công 12 cá thể tê tê Java về tự nhiên.

Đây là những cá thể tê tê được 2 đơn vị cứu hộ từ các vụ vận chuyển, săn bắt và buôn bán trái phép trong tháng 10-11/2024.

Sau khi giải cứu và đưa về Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, các cá thể được theo dõi sát tình trạng sức khỏe để đánh giá tốc độ phục hồi, từ đó lên kế hoạch cho các giai đoạn rèn luyện kĩ năng sinh tồn trong tự nhiên, chuẩn bị tốt nhất để chúng có thể tự kiếm ăn, phòng vệ trong môi trường hoang dã. Hệ thống đèn sưởi được bổ sung tại khu vực chăm sóc tê tê nhằm đảm bảo động vật không bị nhiễm lạnh trong mùa đông.

Sau hơn 2 tháng phục hồi, toàn bộ cá thể đều được đánh giá đã đáp ứng đủ điều kiện tái thả, sẵn sàng trở về ngôi nhà tự nhiên. Đặc biệt, trong số các cá thể được tái thả đợt này có một cá thể sinh ra ở Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam, nuôi bộ từ bé cho đến khi thả.

Để có được môi trường tốt nhất cho các cá thể tê tê, trước đợt tái thả, nhóm nghiên cứu bảo tồn của Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam thực hiện 3 khảo sát đa dạng sinh học tìm ra địa điểm tái thả phù hợp.

Lực lượng chức năng di chuyển đến nơi tái thả nhóm tê tê. Ảnh: CPNP.

Lực lượng chức năng di chuyển đến nơi tái thả nhóm tê tê. Ảnh: CPNP.

Tê tê Java (tên khoa học là Manis Javanica) được xếp vào danh sách cực kỳ nguy cấp theo Sách đỏ IUCN; thuộc nhóm IB, quy định trong danh mục động vật rừng nguy cấp, quý hiếm nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Các hành vi buôn bán trái phép tê tê đều sẽ bị truy tố trách nhiệm hình sự, trong đó tê tê Java thuộc Phụ lục I của Công ước quốc tế CITES, cấm buôn bán xuyên quốc gia và khai thác từ tự nhiên.

Vườn quốc gia Cúc Phương và Trung tâm Bảo tồn động vật hoang dã tại Việt Nam hy vọng việc tái thả thành công 12 cá thể tê tê quý hiếm về tự nhiên trong những ngày đầu năm mới 2025 sẽ là tín hiệu tích cực giúp lan tỏa thông điệp bảo tồn động vật hoang dã, bảo tồn thiên nhiên, tin tưởng sẽ có nhiều động vật sớm được trở về với ngôi nhà tự nhiên.

Xem thêm
Bí quyết nuôi ong theo mùa hoa tự nhiên

CẦN THƠ Để mật ong đa hương vị, anh Nguyễn Kim Trọng (34 tuổi, ở TP. Cần Thơ) đưa các thùng ong đến nhiều tỉnh theo mùa hoa tự nhiên: tràm, dừa, chôm chôm, nhãn, lúa…

[Bài 1] Heo khỏe, trại sạch nhờ công nghệ số

BÌNH DƯƠNG Khi dịch bệnh ngày càng khó lường, công nghệ số trở thành giải pháp then chốt giúp người chăn nuôi chủ động phòng dịch, giảm thiểu rủi ro và phát triển bền vững hơn.

Hơn 31.500 tấn vải tươi xuất khẩu qua cửa khẩu Lào Cai

Hải quan Cửa khẩu Lào Cai cho biết, tính đến 23/6, đã hoàn tất thủ tục thông quan hơn 31.500 tấn quả vải với tổng kim ngạch xuất khẩu 18,8 triệu USD.

Xã vùng biên mỗi năm 200 hộ thoát nghèo: Người trẻ nghĩ khác ở Lao Khô

SƠN LA Giữa đại ngàn Tây Bắc, nơi núi rừng Phiêng Khoài (huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La) tiếp giáp với nước bạn Lào có một bản nhỏ mang tên là Lao Khô.

Cơ hội việc làm ngành nông nghiệp rộng mở với sinh viên

THÁI NGUYÊN Tại ngày hội việc làm của Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên, trong khi chỉ có 300 sinh viên ra trường thì nhu cầu tuyển dụng từ doanh nghiệp lên tới 4.000 vị trí.

Bảo tồn, mở rộng sản xuất giống lúa nếp than

QUẢNG BÌNH Quảng Bình phục tráng được giống lúa nếp than và cung ứng giống cho nông dân để mở rộng sản xuất.

Cả bản nuôi cá dầm xanh, vươn lên làm giàu

THANH HÓA Bản Pượn, xã Trung Sơn (huyện Quan Hóa) có 39 hộ thì có tới 34 hộ nuôi cá dầm xanh. Nghề nuôi cá dầm xanh ở đây có công lớn của ông Hà Văn Khường.

Bình luận mới nhất