| Hotline: 0983.970.780

Vui Tết vẫn nhớ ruộng đồng

Thứ Tư 02/02/2022 , 12:30 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Những ngày vui Tết là giai đoạn cây trồng vụ đông xuân đang sinh trưởng, lại là lúc sâu bệnh hại phát sinh nên nông dân vẫn bám đồng ruộng chăm sóc lúa.

Vụ đông xuân 2021 - 2022, nông dân Bình Định gieo sạ hơn 47.000 ha lúa. Những ngày nông dân vui Tết Nguyên đán Nhâm Dần là giai đoạn lúa đang vào độ sinh trưởng. Trong thời gian này, cây lúa bắt đầu xuất hiện các bệnh đạo ôn, rầy nâu, sâu cuốn lá... Các nhóm cây trồng cạn xuất hiện các loại bệnh sâu keo, sâu cuốn lá nhỏ. Do đó theo khuyến cáo của Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định, trong thời gian vui Tết, nông dân vẫn không quên ra đồng chăm sóc, bảo vệ cây trồng.

Theo ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và  BVTV Bình Định, trước Tết, ngành chức năng Bình Định đã tăng cường công tác điều tra phát hiện sâu bệnh; dự báo thời điểm phát sinh của các đối tượng sâu bệnh hại trên tất cả các loại cây trồng trong giai đoạn trước, trong và sau Tết Nhâm Dần.

Thời điểm nông dân vui Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là giai đoạn vụ lúa đông xuân ở Bình Định đang vào thời kỳ sinh trưởng, nguy cơ sâu bệnh hại rất cao. Ảnh: V.Đ.T.

Thời điểm nông dân vui Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 là giai đoạn vụ lúa đông xuân ở Bình Định đang vào thời kỳ sinh trưởng, nguy cơ sâu bệnh hại rất cao. Ảnh: V.Đ.T.

Đồng thời, khuyến cáo nông dân tích cực phòng trừ các đối tượng rầy nâu, rầy lưng trắng, bệnh đạo ôn trên cây lúa; sâu keo mùa thu trên cây bắp (ngô). Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định còn phối hợp với các phòng chuyên môn các huyện, thị xã, thành phố tham mưu chính quyền địa phương chỉ đạo, hướng dẫn bà con nông dân chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh kịp thời để bảo vệ lúa đông xuân.

Theo khuyến cáo của ngành chức năng, trong những ngày Tết, các địa phương trong tỉnh Bình Định vẫn không dừng công tác chăm sóc, bảo vệ cây trồng vụ đông xuân. Ông Võ Duy Tín, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Hoài Ân cho hay, đây là giai đoạn quan trọng trong chăm sóc cây trồng để đảm bảo vụ mùa bội thu, do đó, công tác phòng trừ bệnh hại rất quan trọng.

“Trước Tết, chúng tôi đã hướng dẫn, tuyên truyền để người dân nắm bắt thông tin, thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại theo phác đồ hướng dẫn của ngành nông nghiệp tỉnh. Đồng thời, Phòng NN-PTNT huyện phối hợp với chính quyền cơ sở hướng dẫn bà con nông dân tập trung theo dõi, kiểm tra cây trồng vụ đông xuân cả trong những ngày Tết để kịp thời phòng trừ bệnh hại”, ông Tín cho hay.

Nông dân Bình Định thăm ruộng vào ngày mùng 2 Tết Nhâm Dần. Ảnh: V.Đ.T.

Nông dân Bình Định thăm ruộng vào ngày mùng 2 Tết Nhâm Dần. Ảnh: V.Đ.T.

Ông Lê Đình Quang, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Tây Sơn cho biết, qua kiểm tra tình hình sản xuất, thực tế tại đồng ruộng cho thấy trong thời gian trước Tết Nguyên đán Nhâm Dần bệnh đạo ôn lá, chuột, bọ trĩ phát sinh gây hại rải rác và cục bộ trên lúa đông xuân tại các xã như Bình Nghi, Tây Thuận, Bình Tân, Bình Thành, Bình Tường, Tây An...

Trong thời gian nông dân vui Tết, diễn biến thời tiết ngày nắng, đêm lạnh, trời có nhiều sương, là điều kiện để bệnh đạo ôn phát sinh gây hại. Đây cũng là thời điểm muỗi năn ra rộ trên lúa giai đoạn đẻ nhánh, đứng cái, sâu non sẽ nở rộ và gây hại trên lúa giai đoạn từ đẻ nhánh đến đẻ nhánh rộ.

“Đây là giai đoạn quan trọng trong chăm sóc cây lúa để đảm bảo vụ mùa bội thu. Do đó, chúng tôi tích cực phối hợp với chính quyền các địa phương trong huyện khẩn trương triển khai và tập trung theo dõi, kiểm tra tình hình sản xuất, hướng dẫn người dân trong việc chăm sóc, bảo vệ cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại. Chúng tôi liên tục thông báo tình hình sâu bệnh trên cây trồng gửi đến UBND các xã, thị trấn và các HTX đề nghị tăng thời lượng thông tin, tuyên truyền đến bà con nông dân nắm rõ diễn biến, tình hình sinh vật gây hại cây trồng và các biện pháp phòng trừ theo phương châm vui xuân đón Tết nhưng không quên nhiệm vụ”, ông Quang chia sẻ.

“Cả trong những ngày Tết Nguyên đán, chúng tôi vẫn cử cán bộ giám sát từng địa bàn, phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra tiến độ sản xuất, sinh trưởng và phát triển của cây trồng nhằm kịp thời phát hiện dịch bệnh để phòng trừ để bảo vệ vụ lúa đông xuân 2021 - 2022”, ông Kiều Văn Cang, Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Định.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi vứt bỏ ven đường

GIA LAI Xác heo nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi bị vứt bỏ ven đường tại xã Gào (tỉnh Gia Lai) gây ô nhiễm môi trường và lo ngại lây lan dịch bệnh.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Điểm sáng nghiên cứu khoa học gắn với bảo tồn đa dạng sinh học

Cần Thơ Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, từng bước giúp Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng lập cơ sở dữ liệu đa dạng sinh học, phục vụ lưu trữ các thông tin cần thiết.

Bình luận mới nhất