| Hotline: 0983.970.780

Vụ vỡ đập Đầm Hà Động và bài học xương máu

Thứ Hai 07/08/2023 , 13:30 (GMT+7)

Quảng Ninh Gần 10 năm sau sự cố, hiện đập Đầm Hà Động đã kiên cố hơn trước, cùng với đó, việc kiểm soát đảm bảo an toàn hồ đập tại Quảng Ninh luôn được chú trọng.

Hồ Đầm Hà Động (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) có dung tích thiết kế khoảng 12 triệu m3. Ảnh: Nguyễn Thành.

Hồ Đầm Hà Động (xã Quảng Tân, huyện Đầm Hà) có dung tích thiết kế khoảng 12 triệu m3. Ảnh: Nguyễn Thành.

Nằm trên sông Đầm Hà, đập Đầm Hà Động (xã Quảng Lợi) là một trong những công trình thuỷ lợi lớn nhất huyện Đầm Hà. Với tổng vốn đầu tư hơn 500 tỷ đồng, đập có nhiệm vụ cung cấp nước tưới cho gần 3.500ha đất canh tác, tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho gần 30.000 người, ngăn lũ, cải tạo khí hậu vùng… Đây là một trong những công trình thủy lợi quan trọng, góp phần phát triển ngành nông nghiệp huyện Đầm Hà.

Cuối tháng 10 năm 2014, nơi đây đã xảy ra sự cố nước tràn mặt đập chính và vỡ đập phụ gây thiệt hại nặng nề. Theo tính toán của UBND huyện Đầm Hà lúc bấy giờ, tổng thiệt hại do sự cố đập Đầm Hà Động ước tính 55,4 tỷ đồng.

Gần 10 năm sau sự cố, hiện đập Đầm Hà Động đã kiên cố hơn trước, cùng với đó, việc kiểm soát đảm bảo an toàn hồ đập tại đây luôn được chú trọng. Các thông số kỹ thuật được thiết bị quan trắc tự động gửi về trạm theo dõi. Lượng nước lòng hồ, lượng nước thấm qua thân đập, đặc biệt là thời điểm mùa lũ, sự dịch chuyển của thân đập đều được đo đạc, kiểm tra kỹ lưỡng. Tình trạng an toàn của đập luôn được các cán bộ, nhân viên quan tâm, kiểm soát chặt chẽ.

Theo thống kê của Sở NN-PTNT Quảng Ninh, trên địa bàn tỉnh hiện có 176 đập, hồ chứa thủy lợi đang hoạt động, tổng dung tích thiết kế 359 triệu m3, năng lực thiết kế tưới 33.100ha, cấp nước sinh hoạt, công nghiệp 36,3 triệu m3, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản khoảng 2.000ha.

Theo phân cấp quản lý, khai thác bảo vệ, các Công ty TNHH MTV Thủy lợi được giao quản lý hầu hết các công trình có quy mô lớn, bao gồm 68 công trình (trong đó 46 hồ chứa, 11 trạm bơm, 11 đập dâng) và khoảng 630km kênh các loại, đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho trên 31.000ha đất sản xuất nông nghiệp, cấp nước thô trên 30 triệu m3 để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, công nghiệp.

UBND cấp huyện được giao quản lý 607 công trình có quy mô vừa và nhỏ (trong đó 134 hồ chứa, 90 trạm bơm, 383 đập dâng), phục vụ sản xuất cho 22.842ha sản xuất nông nghiệp.

Thực hiện các quy định về quản lý an toàn đập, đến nay có 4/6 đập, hồ chứa thủy lợi theo quy định đã được lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn hạ du. Riêng 2 đập, hồ chứa thủy lợi có tràn tự do là Khe Chè, Quất Đông đã lắp đặt hệ thống giám sát vận hành (thuộc dự án sửa chữa và nâng cấp an toàn đập tỉnh Quảng Ninh).

Các hệ thống đo đạc mực nước, cảnh báo mưa đầu nguồn, giúp đảm bảo an toàn hồ đập, đặc biệt trong mùa mưa bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Các hệ thống đo đạc mực nước, cảnh báo mưa đầu nguồn, giúp đảm bảo an toàn hồ đập, đặc biệt trong mùa mưa bão. Ảnh: Nguyễn Thành.

Bên cạnh đó, 2/16 đập, hồ chứa thủy lợi đã được lắp đặt thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn hạ du; thực hiện cắm mốc bảo vệ đối với 39/62 đập, hồ chứa thủy lợi; 53/148 đập, hồ chứa thủy lợi đã có phương án bảo vệ đập; 11/148 đập, hồ chứa thủy lợi đã có phương án ứng phó khẩn cấp và bản đồ ngập lụt vùng hạ du đập được phê duyệt, 35/148 đập, hồ chứa thủy lợi đã được phê duyệt đề cương và dự toán xây dựng phương án ứng phó khẩn cấp và đang triển khai thực hiện.

Thời gian qua, các địa phương, đơn vị vận hành hồ chứa chủ động, đúng quy trình, không để xảy ra sự cố, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du. Bên cạnh đó, các địa phương đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thủy lợi như hồ chứa nước Khe Tâm (huyện Ba Chẽ); cải tạo, nâng cấp kênh mương xã Dương Huy và Cộng Hòa (TP Cẩm Phả); sửa chữa, khắc phục sự cố đoạn kênh N2B hệ thống kênh hồ Yên Lập...

Ông Đoàn Mạnh Phương, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi Quảng Ninh cho biết, ngay từ đầu năm, các địa phương và đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh đã triển khai kiểm tra, đánh giá an toàn công trình thủy lợi trước mùa mưa, lũ.

Kết quả kiểm tra cho thấy, đa phần các hồ chứa nước vừa và lớn trên địa bàn tỉnh cơ bản đang hoạt động bình thường, bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm nay. Tuy nhiên, có một số công trình xuống cấp cần sớm được quan tâm khắc phục. 

Hiện đang là mùa mưa bão, dưới sự tác động của tình trạng biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan thường xuyên xảy ra, không theo quy luật, mức độ nghiêm trọng ngày càng gia tăng. Do vậy, việc dự báo, nắm chắc tình hình, diễn biến của thời tiết, chủ động các phương án, tình huống đối phó sẽ giúp giảm thiểu những thiệt hại do mưa, bão gây ra.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.