| Hotline: 0983.970.780

VQG Cúc Phương đến Ba Vì học kinh nghiệm phát triển kinh tế dưới tán rừng

Thứ Sáu 02/06/2023 , 11:16 (GMT+7)

Trong 2 ngày 30-31/5, Vườn quốc gia Cúc Phương tổ chức đoàn công tác đến trao đổi học tập mô hình phát triển dược liệu tại Vườn quốc gia Ba Vì, Hà Nội.

Đoàn công tác VQG Cúc Phương chụp ảnh lưu niệm cùng VQG Ba Vì.

Đoàn công tác VQG Cúc Phương chụp ảnh lưu niệm cùng VQG Ba Vì.

Thành phần đoàn gồm đại diện Ban Quản lý Vườn, Lãnh đạo các phòng ban và các đơn vị trong Vườn, Lãnh đạo UBND và cộng đồng người dân xã Yên Trị, tỉnh Hòa Bình; Văn phòng WWF Hà Nội; Ban quản lý dự án VFBC cùng 1 số cán bộ đang công tác tại Vườn.

Đoàn đã có buổi làm việc cùng Ban Quản lý Vườn quốc gia Ba Vì, lãnh đạo 2 đơn vị đã thảo luận, trao đổi và chia sẻ về công tác nghiên cứu và hỗ trợ phát triển cây dược liệu cho cộng đồng tại các xã vùng đệm Vườn quốc gia Ba Vì, tham quan mô hình bảo tồn nguồn gen cây dược liệu của Vườn Quốc gia Ba Vì; khảo sát, trao đổi mô hình trồng cây dược liệu dưới tán rừng; thăm mô hình nuôi, trồng nấm đông trùng của Vườn Quốc gia Ba Vì.

Cũng trong nội dung công tác tại Ba Vì, đoàn trực tiếp làm việc và gặp gỡ trao đổi cùng lãnh đạo và bà con tại các thôn: Hợp Nhất, Yên Sơn, Hợp Sơn, huyện Ba Vì. Nội dung làm việc xung quanh các vấn đề về công tác phát triển cây dược liệu trong cộng đồng, tham quan mô hình trồng cây dược liệu và tham khảo kinh nghiệm về sơ chế dược liệu, chế biến dược liệu, đống gói bảo quản và kinh nghiệm quản lý điều hành, duy trì hoạt động tổ nhóm liên kết tại các thôn, bản vùng đệm.

Bà con xã Yên Tri (Hòa Bình) được nghe giới thiệu về phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Bà con xã Yên Tri (Hòa Bình) được nghe giới thiệu về phát triển kinh tế dưới tán rừng.

Ban Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương cho biết chuyến đi rất thành công, đã thu được nhiều kết quả, với những trao đổi, những kinh nghiệm và kiến thức từ thực tiễn đã học hỏi tích lũy được từ Ban quản lý Vườn quốc gia Ba Vì và cộng đồng các thôn bản vùng đệm tại Ba Vì.

Với những kết quả gặt hái được từ chuyến công tác, Ban Lãnh đạo Vườn quốc gia Cúc Phương mong muốn sớm được triển khai áp dụng tại Cúc Phương, nhằm thúc đẩy hoạt hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, giúp phát triển kinh tế của cộng đồng người dân vùng đệm. Giải pháp bền vững giúp bảo tồn nguyên vẹn tài nguyên thiên nhiên tại các Vườn quôc gia và khu bảo tồn trên cả nước.

Năm 2023, dự án "Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam (VFBC)" được Bộ NN-PTNT phê duyệt nhằm thực hiện hoạt động phát triển sản xuất, kinh doanh lâm sản ngoài gỗ có giá trị cao, giúp phát triển kinh tế của cộng đồng người dân vùng đệm. Qua đó, giảm áp lực lên tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển và quản lý rừng bền vững.

Xem thêm
Chưa đạt mục tiêu tăng trưởng, Cục Chăn nuôi và Thú y nêu loạt giải pháp

Theo đó, ngành chăn nuôi và thú y lên kịch bản tăng trưởng cụ thể cho từng quý còn lại của năm với quyết tâm đạt mục tiêu tăng trưởng cả năm 2025.

Hơn 2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh

QUẢNG NINH Giai đoạn chuyển mùa khiến dịch bệnh trên thủy sản nguy cơ bùng phát mạnh, Quảng Ninh vừa ghi nhận 2,2 tấn cá biển chết do virus gây hoại tử thần kinh.

Lúa mất mùa, mất giá, nông dân kém vui

GIA LAI Nông dân Gia Lai đang vào vụ thu hoạch lúa đông xuân. Vụ này không chỉ năng suất lúa thấp mà giá lúa cũng giảm, nông dân kém vui.

Bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng'

Để nông sản có chỗ đứng, giám đốc hợp tác xã phải chịu khó tìm kiếm thị trường, thậm chí bí thư, chủ tịch xã cũng phải 'quảng cáo, bán hàng' giúp nông dân.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

169 hạt sen bay lên vũ trụ: Khoa học và niềm tự hào dân tộc

Phi hành gia Amanda Nguyễn mang 169 hạt sen của Việt Nam bay vào không gian là khởi đầu mới trong nghiên cứu khoa học và thể hiện niềm tự hào dân tộc.

Tổ đoàn kết nhân đôi sức mạnh ngư dân, làm 'tai mắt' trên biển

ĐÀ NẴNG Đà Nẵng có gần 100 tổ đoàn kết với 700 tàu cá cùng hỗ trợ nhau vươn khơi bám biển, khai thác thủy sản bền vững và chấp hành quy định chống khai thác IUU.