| Hotline: 0983.970.780

VnSAT bàn giao tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã

Thứ Hai 21/09/2020 , 18:49 (GMT+7)

Sáng 21/9, Ban quản lý dự án VnSAT Kiên Giang đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho hợp tác xã Phú Hòa.

Đến tham dự có Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam, đại diện Vụ Hợp tác Quốc tế, Cục Kinh tế Hợp tác, Ngân hàng Thế giới (WB), Ban quản lý dự án VnSAT Trung ương, chính quyền địa phương và nông dân trong vùng dự án.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cùng các đơn vị liên quan thăm công trình, dự lễ khánh thành và bàn giao tiểu dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX Phú Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cùng các đơn vị liên quan thăm công trình, dự lễ khánh thành và bàn giao tiểu dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX Phú Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện các nội dung của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững – VnSAT,  sau thời gian chuẩn bị các thủ tục đầu tư và được các cấp, các ngành có liên quan đồng thuận và được Ngân hàng Thế giới cho ý kiến không phản đối, tiểu dự án đầu tư cơ sở hạ tầng cho Hợp tác xã Nông nghiệp Dịch vụ Thanh niên Phú Hòa (xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang) được thực hiện đầu tư xây dựng.

Các công trình xây dựng trong tiểu dự án, gồm Cống kênh Út Oanh (xáng Tân Hội), hình thức xây dựng cống hở theo công nghệ truyền thống, Cống kênh Út Oanh (xáng Lung Lớn), hình thức xây dựng cống hở theo công nghệ đập xà lan, mái thượng, hạ lưu các cửa cống được gia cố bằng rọ đá, nhằm giảm xói lở khi bơm tát, phục vụ dẫn nước vào kênh mương nội đồng.

Ngoài ra, còn có đường giao thông nông thôn, gồm đường kênh Ba Vàng (xáng Tân Hội - Lung Lớn), có chiều dài hơn 2,5km, chiều rộng mặt đường bằng bêtông là 4m, đường kênh ngang Ba Vàng, có chiều dài 341m, mặt đường bêtông rộng 4m.

Tổng số vốn đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng nói trên là gần 8,9 tỷ đồng, trong đó vốn dự án VnSAT là 7,1 tỷ đồng, vối đối ứng của tỉnh trên 1 tỷ đồng, đóng góp của hợp tác xã Phú Hòa là 724 triệu đồng.

TS Đỗ Minh Nhựt, Giám đốc dự án VnSAT Kiên Giang cho biết: “Nhờ tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp thi công, chỉ hơn 6 tháng các công trình đã hoàn thành, vượt tiến độ thời gian theo hợp đồng trên 3 tháng, sớm được khánh thành và bàn giao công trình lại cho địa phương quản lý và sử dụng. Hi vọng tiểu dự án này sẽ góp phần mang lại hiệu quả kinh tế và tăng cường năng lực thể chế thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thúc đẩy phát triển và hình thành các tổ chức nông dân, giúp cho sản phẩm lúa gạo thân thiện với môi trường hơn, tăng thêm lợi ích cho người dân trồng lúa”.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cùng các đơn vị liên quan thăm công trình, dự lễ khánh thành và bàn giao tiểu dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX Phú Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam cùng các đơn vị liên quan thăm công trình, dự lễ khánh thành và bàn giao tiểu dự án VnSAT đầu tư cơ sở hạ tầng cho HTX Phú Hòa. Ảnh: Trung Chánh.

Dự án VnSAT hỗ trợ cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị cho tổ chức nông dân/hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Kiên Giang đến nay đã thực hiện được 11 tiểu dự án. Trong đó, có 5 tiểu dự án đợt 1, đã thực hiện trong năm 2019, với kinh phí trên 28 tỷ đồng. Đợt 2 thực hiện 6 tiểu dự án trong năm 2020, gồm các hợp tác xã Vinacam, kênh 5A, kênh 8A, kênh 7B và Phú Hòa, với tổng kinh phí trên 41 tỷ đồng.

Dự án VnSAT triển khai trên địa bàn tỉnh Kiên Giang ban đầu được thực hiện trên địa bàn 5 huyện, gồm Tân Hiệp, Châu Thành, Giồng Riềng, Hòn Đất, Giang Thành. Sau đó mở rộng thêm ra 2 huyện là Gò Quao, U Minh Thượng và thành phố Rạch Giá. Tổng kinh phí thực hiện dự án là 313 tỷ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới là 202 tỷ đồng, vốn đối ứng của tỉnh 37 tỷ đồng và các tổ chức nông dân 74 tỷ đồng.

Mục tiêu chung của dự án là tăng khả năng cạnh tranh của ngành hàng lúa gạo, tăng thu nhập của nông dân từ 3,5 - 4 triệu đồng/ha, giảm tác động xấu đến môi trường. Dự án đã tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo nông dân, làm điểm trình diễn, hỗ trợ luân canh cây trồng, sản xuất lúa giống, tận dụng sản phẩm phụ từ lúa gạo, giúp nông dân áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Đồng thời, dự án còn hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị phục vụ sản xuất lúa tiên tiến.

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 3] Nuôi gà Đông Tảo thuần chủng

Tây Ninh Gà Đông Tảo từng được xem là gà 'tiến vua', tại xã biên giới Tân Hà, anh Nguyễn Thế Thao đang trở thành tâm điểm chú ý khi nhân nuôi thành công giống gà này.

Hợp tác nhiều bên phòng chống hiệu quả bệnh dại

5 năm qua, sự hợp tác giữa địa phương, tổ chức chuyên môn, doanh nghiệp, chủ nuôi, cộng đồng… đã tạo nên thành công trong phòng chống bệnh dại ở Đức Huệ, Long An.

Hàng nghìn ha cao su bị rụng lá, khô cành

QUẢNG BÌNH Gần tháng nay, hàng ngàn ha cao su đang vào kỳ khai thác tại Quảng Bình bị héo khô lá, gây thiệt hại nặng.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.