| Hotline: 0983.970.780

Trồng dừa Xiêm nhàn tênh, mỗi năm bỏ túi 1 triệu đồng/cây

Thứ Năm 27/02/2025 , 09:17 (GMT+7)

BÌNH ĐỊNH Với 220 cây dừa Xiêm đang thời kỳ cho quả, mỗi năm đem về cho gia đình anh Mẫn thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Những năm qua, nông dân các địa phương ở huyện Phù Cát (Bình Định) đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất với những cây trồng phù hợp và có giá trị kinh tế cao. Tiêu biểu trong số đó có mô hình trồng dừa xiêm của anh Lê Đình Mẫn (45 tuổi) ở thôn Hội Vân, xã Cát Hiệp.

Sau thời gian đi nhiều nơi và làm nhiều công việc khác nhau, anh Mẫn chọn quay về quê để phát triển kinh tế gia đình. Nhận thấy cây dừa Xiêm không những thích nghi và phát triển tốt mà dừa Xiêm trồng trên đất Cát Hiệp còn ngọt nước, được thị trường ưa chuộng, được thu mua giá cao nên năm 2007 anh Mẫn quyết định chuyển gần 8 sào (gần 4.000m2) đất vườn nhà sang trồng 120 gốc dừa Xiêm lùn địa phương thay cho các cây trồng cạn trước đây.

Anh Mẫn chăm sóc vườn dừa Xiêm. Ảnh: Trường Giang.

Anh Mẫn chăm sóc vườn dừa Xiêm. Ảnh: Trường Giang.

Anh Mẫn tích cực đầu tư chăm sóc cho vườn dừa như khoang giếng bơm tưới đảm bảo cho cây dừa đủ nước; định kỳ 2 tháng bón phân 1 lần và 1 tháng phun thuốc 1 lần để phòng trừ sâu bệnh và bọ dừa, kiến gương gây hại, thường xuyên vệ sinh tàu lá… Nhờ đó cây dừa sinh trưởng phát triển tốt, sau 36 tháng trồng bắt đầu ra trái và đến khoảng 60 tháng thì ra trái rộ.

Từ thành công đó, năm 2018, anh tiếp tục ươm giống trồng thêm 100 cây dừa Xiêm trên diện tích hơn 6 sào (3.000m2) đất sản xuất của gia đình, nâng tổng số dừa Xiêm của gia đình đến nay lên 220 cây và tất cả đều sinh trưởng, phát triển tốt, cho trái đều.

Anh Mẫn cho biết, vườn dừa nhà ông mỗi cây cho từ 100 – 120 trái/năm, được thương lái đến tận vườn thu mua dừa uống nước với giá bán bình quân 9.000 đồng/trái, thu nhập khoảng 1 triệu đồng/cây/năm. Với 220 cây dừa Xiêm đang thời kỳ cho quả, mỗi năm đem về cho gia đình anh thu nhập hơn 200 triệu đồng.

Ngoài ra, tận dụng diện tích đất dưới tán dừa và nguồn phụ phẩm từ sản xuất nông nghiệp, anh Mẫn còn thả nuôi thêm 5 bò cái sinh sản và hơn 100 con gà/lứa, không những tạo nguồn phân chuồng bón cho cây dừa mà còn tạo thêm thu nhập khoảng 80 triệu đồng/năm.

Theo anh Mẫn, cây dừa Xiêm dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn công, chi phí đầu tư thấp, cho thu nhập khá cao. Hiện nay, nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch, thực phẩm hữu cơ nói chung và mặt hàng dừa nói riêng ngày càng tăng cao. Do đó anh Mẫn đang liên kết với một số doanh nghiệp sản xuất cây dừa theo hướng hữu cơ, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăm sóc, bảo quản để tạo đầu ra ổn định và nâng cao giá trị cây dừa Xiêm.

Xem thêm
Dịch tả lợn Châu Phi tại Nghệ An lây lan nhanh

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An xảy ra một số loại dịch bệnh chăn nuôi nguy hiểm, đáng ngại hơn cả là diễn biến dịch tả lợn Châu Phi trong thời gian gần đây.

Dịch tả lợn Châu Phi lan rộng, Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 109/CĐ-TTg về việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi.

Chàng trai 22 tuổi mỗi tháng ẵm 20 triệu đồng nhờ nuôi ong chúa giống

CẦN THƠ Hiện mỗi con ong chúa giống do Tạo sản xuất có giá từ 200.000 đồng. Trung bình mỗi tháng Tạo cung cấp ra thị trường khoảng 800 con, thu nhập gần 20 triệu đồng.

Nông nghiệp Hải Phòng kỳ vọng đột phá sau sáp nhập

HẢI PHÒNG Sau hợp nhất, thế mạnh về biển của Hải Phòng và nông nghiệp công nghệ cao của Hải Dương hứa hẹn sẽ tạo ra cực tăng trưởng mới, giúp phát huy được các tiềm năng.

Chăm sóc chanh leo bằng điện thoại, quả sai trĩu

SƠN LA Áp dụng đồng bộ quy trình canh tác tự động hiện đại, vườn chanh lep của anh Hưởng phát triển rất tốt, quả sai trĩu, việc chăm sóc cũng rất nhàn nhã.

Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 3 tuyên truyền chống IUU

Vĩnh Long Chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) là trách nhiệm của ngư dân, cơ quan chức năng và toàn xã hội.

Siết chặt bảo vệ rừng trong mùa khai thác hạt ươi

ĐÀ NẴNG Mùa ươi không chỉ giúp bà con cải thiện sinh kế mà còn là thử thách cho công tác bảo vệ rừng, đòi hỏi trách nhiệm của cả người dân và lực lượng chức năng.

Bình luận mới nhất