Độc đáo kiểu tiêu thụ nông sản qua mô hình Cây dừa nhà tôi

Vũ Đình Thung - Thứ Ba, 01/10/2024 , 10:51 (GMT+7)

Người tiêu thụ mua dừa tại cây, mua trọn cả năm, dừa được giao tại nhà. Mô hình góp phần thay đổi tư duy sản xuất, kinh doanh của người trồng dừa.

Bán, mua tận gốc

Huyện Phù Cát, địa phương có diện tích dừa Xiêm uống nước chiếm hơn 1/3 tổng diện tích dừa uống nước của tỉnh Bình Định với khoảng 1.200ha. Ðể đảm bảo đầu ra cho dừa Xiêm, ngành chức năng huyện Phù Cát hỗ trợ người dân các xã có nhiều diện tích dừa xây dựng và phát triển mô hình Cây dừa nhà tôi.

Tham gia mô hình, khách hàng đặt mua dừa trái tại cây trong 1 năm với giá ổn định, nếu khách hàng có nhu cầu dừa sẽ được chủ nhà vườn giao tận nhà. Theo ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát, mô hình Cây dừa nhà tôi đã thu hút hơn 200 người tham gia và đang được địa phương này tiếp tục nhân rộng.

Anh Võ Ngọc Huynh (bìa trái), khách hàng mô hình Cây dừa nhà tôi của vườn dừa anh Lưu Anh Vũ đến tận vườn hái dừa. Ảnh: V.Đ.T.

Đến thăm vườn dừa hữu cơ có diện tích 1,5ha của anh Lưu Anh Vũ (33 tuổi) ở thôn Tùng Chánh, xã Cát Hiệp (huyện Phù Cát), chúng tôi không thể không ngạc nhiên khi thấy trên những thân dừa được đóng 1 tấm bảng xinh xắn, trên tấm bảng có ghi rõ tên họ của 1 người. Hỏi ra thì biết, cái tên trên tấm bảng là tên khách hàng đã mua cây dừa ấy trong thời gian 1 năm. Khi cây dừa cho buồng đến thời điểm uống nước, anh Vũ gọi điện thông báo cho khách hàng. Nếu có điều kiện, khách hàng đến tận vườn chứng kiến chủ nhà vườn hái buồng dừa ấy và chở về, khách hàng nào yêu cầu nhận dừa tại nhà thì chủ nhà vườn sẽ hái và chở đến giao.

Anh Võ Ngọc Huynh, khách hàng mô hình Cây dừa nhà tôi của vườn dừa anh Lưu Anh Vũ, cho hay: “Tôi mua trọn gói cây dừa đúng 1 năm với giá 800.000 đồng. Mỗi năm cây dừa cho khoảng 100 quả, vị chi mỗi quả có giá 8.000 đồng. Tính ra, giá này khá “mềm” trong mùa nắng. Bởi, vào mùa nắng, dừa Xiêm bán ra thị trường có giá đến 12.000 đồng/quả, mùa mưa dừa Xiêm mới hạ giá còn 6.000 đồng/quả. Đã mua được giá rẻ, dừa mua tại vườn lại bảo đảm chất lượng vì dừa được chăm sóc theo hướng hữu cơ. Tôi có thể theo dõi quy trình chăm sóc, sự phát triển của cây dừa tôi mua thông qua nhóm Zalo do chủ vườn làm trưởng nhóm”.

Chiếm trọn lòng tin của khách hàng

Không chỉ chiếm trọn lòng tin của khách hàng tại địa phương, mô hình Cây dừa nhà tôi còn chiếm được lòng tin của khách hàng đang công tác ở nước ngoài. Bà Nguyễn Thị Thanh Hằng, giảng viên Trường Đại học Quy Nhơn đang du học tại Đài Loan bộc bạch: “Khi thấy mô hình này trên mạng xã hội, tôi liên hệ trực tiếp Phòng NN-PTNT huyện Phù Cát đặt mua 1 cây, sau đó chuyển khoản, ký hợp đồng qua mạng. Sau 2 tháng tham gia mô hình, mẹ tôi ở thành phố Quy Nhơn nhận được buồng dừa đầu tiên. Mẹ gọi điện cho tôi khen dừa to quả, nước nhiều, vị ngọt lịm khác hẳn với những quả dừa bà từng mua trước đây. Khi tham gia mô hình này, tôi rất vui bởi dù ở nước ngoài, tôi vẫn mua được nông sản chất lượng để mẹ dùng”.

Theo anh Lưu Anh Vũ, chủ vườn dừa hữu cơ ở thôn Tùng Chánh (xã Cát Hiệp), những nhà vườn tham gia mô hình Cây dừa nhà tôi được Phòng NN-PTNT huyện hỗ trợ tạo cơ sở dữ liệu riêng, quản lý tất cả cây dừa tham gia mô hình với các thông tin như: Tên nông hộ, địa chỉ, số điện thoại liên hệ.

Anh Võ Đình Trí, chuyên viên Phòng NN-PTNN huyện Phù Cát, giải thích cơ sở dữ liệu quản lý của từng cây dừa. Ảnh: V.Đ.T.

“Riêng thông tin định danh của từng cây dừa rất chi tiết gồm: Giống cây, mã định danh, tuổi cây, giá bán, thời gian trồng. Mỗi cây dừa sẽ được cấp một mã định danh duy nhất thông qua mã QR”, anh Lưu Anh Vũ, chia sẻ.

Theo ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng Phòng NN-PTNN huyện Phù Cát, so với dừa Bến Tre, dừa Xiêm Phù Cát có vị ngọt thanh mát và cho nước nhiều nên có giá tốt hơn. Với giá bán hiện nay, mỗi năm người trồng dừa ở Phù Cát có thu nhập bình quân 1 triệu đồng/cây.

“Mô hình Cây dừa nhà tôi đảm bảo đầu ra với sản phẩm chất lượng cao, tạo niềm tin cho người tiêu dùng và chủ hộ yên tâm trồng dừa Xiêm theo hướng hữu cơ, mở rộng diện tích trồng dừa”, ông Nguyễn Văn Lê, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Phù Cát chia sẻ.

Vũ Đình Thung
Tin khác
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp
Khi OCOP là cầu nối giúp vượt qua thách thức nông nghiệp

Nhiều quốc gia châu Phi đồng thuận trong việc xem OCOP là giải pháp khả thi giúp khắc phục các thách thức trong sản xuất, từ đó mở rộng chuỗi giá trị bền vững.

Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'
FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.