FAO giới thiệu phương pháp đổi mới '5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu'

Kiều Chi - Diệu Linh - Thứ Ba, 15/07/2025 , 18:59 (GMT+7)

FAO nâng cao năng lực chuyển đổi số thông qua các sáng kiến cấp quốc gia, khu vực và toàn cầu cho mục tiêu sản xuất bền vững, tiêu dùng hiệu quả.

Tại Diễn đàn cấp cao liên khu vực về mô hình OCOP chiều 15/7, phiên đối thoại về khoa học, công nghệ và các sáng kiến cho chuyển đổi hệ thống nông nghiệp và lương thực - thực phẩm đã mở ra không gian thảo luận thiết thực nhằm tìm lời giải cho bài toán sản xuất nhiều hơn, sử dụng ít hơn, chất lượng tốt hơn.

Mô hình bao trùm cho mọi quốc gia, mọi loại nông sản

Theo TS Jingyuan Xia - Cố vấn đặc biệt của Tổng Giám đốc FAO kiêm Thư ký điều hành Ban thư ký OCOP - trong bối cảnh dân số thế giới dự kiến đạt 10 tỷ người vào năm 2050 và nhu cầu lương thực tăng hơn 50%, OCOP ra đời để giải quyết bài toán tối ưu sản xuất. 

TS Jingyuan Xia, Cố vấn đặc biệt của Tổng Giám đốc FAO chia sẻ về thực trạng, thành tựu và tương lai chương trình OCOP toàn cầu. Ảnh: Trần Văn. 

Ông Xia nhấn mạnh, OCOP hướng tới mục tiêu "5 tăng - 5 giảm - 3 tối ưu", nghĩa là: tăng năng suất, sự đa dạng, an toàn thực phẩm, giá trị kinh tế và tính bền vững; giảm mất đa dạng sinh học, phụ thuộc nông sản nhập khẩu, ô nhiễm môi trường và phát thải carbon. Các nguyên tắc vận hành được xây dựng dựa trên tối ưu hóa toàn chuỗi giá trị nông sản, giảm thiểu các tác động tiêu cực và tối đa hóa hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường.

Về cơ cấu tổ chức và triển khai sáng kiến OCOP, TS Xia cho biết FAO đã thành lập Ủy ban  toàn cầu do Tổng giám đốc FAO làm chủ tịch và các Phó Tổng giám giữ chức đồng chủ tịch. Ở cấp khu vực, FAO thiết lập các nhóm kỹ thuật vùng do các Đại diện khu vực đứng đầu, hỗ trợ bởi các nhóm chuyên gia OCOP. Ở cấp quốc gia, mỗi nước thành viên triển khai OCOP sẽ thành lập tổ công tác cấp quốc gia do lãnh đạo cấp cao của ngành nông nghiệp chủ trì.

FAO đang triển khai cơ cấu tổ chức OCOP toàn cầu, cấp khu vực và cấp quốc gia, có sự tham gia mạnh mẽ của nhóm phụ nữ và thanh thiếu niên. Ảnh: FAO.

Tính đến nay, OCOP đã nhận được sự tham gia tích cực của 95 quốc gia, trong đó hơn 90% đã có dự án cụ thể, 56 sản phẩm ưu tiên đã được xác định và đưa vào chương trình.

Về hiệu quả, OCOP đã bước đầu mang lại lợi ích rõ rệt về kinh tế, xã hội và môi trường tại nhiều địa phương. Ở cấp toàn cầu, chương trình đã được xác định là một trong 10 sáng kiến có giá trị gia tăng nổi bật, gắn với chuỗi giá trị nông nghiệp. Ở cấp khu vực, OCOP trở thành ưu tiên hỗ trợ trong các khuôn khổ hợp tác khu vực. Ở cấp quốc gia, nhiều nước đã công nhận sản phẩm OCOP là sản phẩm chiến lược quốc gia và tổ chức các ngày lễ tôn vinh. 

Một trong những ưu điểm nổi bật của OCOP còn là tính bao trùm. Chương trình mở rộng cho tất cả các quốc gia thành viên của FAO, không phân biệt trình độ phát triển, và áp dụng cho mọi loại nông sản - từ cây lương thực, rau quả, thủy sản, lâm sản đến chăn nuôi. 

Thời gian tới, FAO đặt mục tiêu mở rộng OCOP đến toàn bộ các nước thành viên, đảm bảo 100% quốc gia đều có dự án OCOP. Đồng thời, tăng cường gắn kết giữa OCOP với các sáng kiến trọng tâm khác của FAO như Bàn tay gắn kết, Làng số và Thành phố xanh. Tính đến nay, đã có 53 nước tham gia Bàn tay gắn kết, 93 nước tham gia Làng số và 25 nước phát triển sáng kiến Thành phố xanh.

TS Jingyuan Xia kỳ vọng OCOP sẽ là điểm nhấn quan trọng trong chuỗi các sự kiện quan trọng nhân dịp kỷ niệm 80 năm thành lập tổ chức.

Kết nối mạng lưới khoa học vì mục tiêu 'Bốn tốt hơn'

TS Xuan Li - Cán bộ cấp cao về chính sách kiêm Điều phối viên khu vực Chương trình OCOP tại Văn phòng Kỹ thuật FAO khu vực châu Á - Thái Bình Dương chia sẻ, khu vực hiện có 23 quốc gia tham gia chương trình OCOP với 20 sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, tạo nên một mạng lưới năng động. Các sản phẩm này không chỉ đại diện cho bản sắc của mỗi quốc gia mà còn đóng vai trò làm giàu giá trị khu vực.

Dưới sự chỉ đạo của Tổng giám đốc FAO và Phó Tổng giám đốc phụ trách khu vực, FAO châu Á - Thái Bình Dương đã phát triển chiến lược hành động khu vực nhằm chuyển hóa tầm nhìn toàn cầu của OCOP thành những kết quả cụ thể. Mục tiêu là thúc đẩy năng suất, tăng khả năng nhận diện, nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy kết nối và đa dạng hóa hoạt động triển khai tại từng quốc gia.

TS Xia khẳng định: “OCOP là một sáng kiến đầy triển vọng, có sức mạnh to lớn và mang tính đại diện cho tương lai của nền nông nghiệp bền vững". Ảnh: Trần Văn.

Một điểm nhấn quan trọng là việc lồng ghép khoa học và đổi mới sáng tạo vào thực tiễn triển khai OCOP thông qua 'Bốn tốt hơn'. Theo TS Li, đây là trục xuyên suốt được FAO khu vực thúc đẩy mạnh mẽ từ năm 2021 đến nay, với mục tiêu không chỉ kết nối các chủ thể mà còn liên kết chuỗi giá trị OCOP với đổi mới công nghệ và số hóa.

FAO đã xây dựng Mạng lưới khoa học, đổi mới sáng tạo khu vực, trong đó, 4 trụ cột đổi mới tương ứng được xác lập, bao gồm:

Môi trường tốt hơn, FAO phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học Nông nghiệp Trung Quốc xây dựng các nền tảng thông tin môi trường (GIES), tăng tính hiển thị và theo dõi vùng sản xuất.

Cuộc sống tốt hơn, tăng khả năng tiếp cận thị trường, sử dụng công nghệ số như mã QR, định vị GPS để người tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc sản phẩm đến từng khu vực cụ thể.

Dinh dưỡng tốt hơn, đẩy mạnh bảo tồn các giống bản địa, tăng cường giá trị dinh dưỡng trong sản phẩm OCOP.

Sản xuất tốt hơn, áp dụng công nghệ số và chọn giống đầu vào phù hợp nhằm cải thiện năng suất và hiệu quả sản xuất tại từng địa phương.

Bà Li cho rằng, mạng lưới FAO thiết lập là nền tảng vững chắc để triển khai sâu rộng sáng kiến OCOP, kết nối hiệu quả giữa các yếu tố khoa học, thị trường, môi trường và cộng đồng. Việc quét mã QR để truy xuất vùng sản xuất, hay kết nối hệ thống dữ liệu sản phẩm qua các nền tảng kỹ thuật số là những bước tiến giúp OCOP thích ứng với yêu cầu mới của nền nông nghiệp hiện đại, minh bạch. 

Kiều Chi - Diệu Linh
Tin khác
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam
Nam Sudan, Nepal tìm hiểu kinh nghiệm phát triển nông thôn bền vững của Việt Nam

Theo Thứ trưởng Hoàng Trung, Việt Nam cam kết đồng hành cùng các quốc gia châu Phi, châu Á phát triển nông nghiệp và đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi
Việt Nam là cầu nối chia sẻ kinh nghiệm nông nghiệp châu Á - châu Phi

Theo Trưởng Đại diện các khu vực của FAO, Diễn đàn cấp cao OCOP là dịp để các quốc gia châu Á, châu Phi trao đổi kinh nghiệm, nâng giá trị sản vật địa phương.

FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP
FAO hiện đại hóa nghề nuôi ong tại Rwanda và Việt Nam qua sáng kiến OCOP

Sáng kiến Mỗi quốc gia một sản phẩm ưu tiên (phiên bản OCOP quốc tế) đang hỗ trợ sinh kế cho nghề nuôi ong lấy mật Rwanda và Việt Nam.

Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?
Thay đổi tên, địa chỉ từ ngày 1/7, doanh nghiệp cần làm gì với Lệnh 248?

Việc thay đổi tên, địa chỉ... do mô hình chính quyền hai cấp từ ngày 1/7 khiến doanh nghiệp lúng túng trong cập nhật thông tin theo Lệnh 248 của Hải quan Trung Quốc. Ông Ngô Xuân Nam, Phó Giám đốc Văn phòng SPS giải đáp vấn đề này.

Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược
Các hiệp hội nông sản Mỹ chọn Việt Nam làm thị trường chiến lược

Với nền kinh tế nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu cho các doanh nghiệp, hiệp hội Hoa Kỳ muốn củng cố vị thế ở Đông Nam Á.

Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn
Lô gạo phát thải thấp đầu tiên ‘xuất ngoại’ có giá 820 USD/tấn

500 tấn gạo phát thải thấp được Công ty Trung An xuất sang Nhật Bản có giá 820 USD/tấn. Đây là mức giá tốt, giúp nông dân có động lực đẩy mạnh sản xuất.

Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca
Sơn La có chính sách thông thoáng cho cây mắc ca

Sơn La định hướng dành quỹ đất khoảng 16.000 ha cùng nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển cây mắc ca.

Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh
Nông sản Việt Nam trưng bày miễn phí ở chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh

Một gian hàng miễn phí trong hai năm tại chợ đầu mối lớn nhất Bắc Kinh sẽ được dành cho nông sản Việt Nam.

Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá
Thái Bình: Mở cửa tiến ra biển, kết nối để bứt phá

Thái Bình được định vị là một "cửa ngõ ra biển mới" và một cực tăng trưởng đầy hứa hẹn.

Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam
Kết nối, giới thiệu công nghệ nông nghiệp Israel tới Việt Nam

Đại sứ Lý Đức Trung kỳ vọng Israel sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, mở rộng thị trường xuất khẩu và cùng chia sẻ lợi ích chung.

Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%
Liên kết sản xuất lúa giảm phát thải, chi phí giảm 40 - 50%

ĐỒNG THÁP Nhờ liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và hợp tác xã, mô hình sản xuất lúa giảm phát thải đã giảm được từ 40 - 50% chi phí sản xuất.