| Hotline: 0983.970.780

Trình tự thủ tục xây dựng cơ sở, vùng chăn nuôi an toàn dịch bệnh

Thứ Ba 06/06/2023 , 16:03 (GMT+7)

Tây Ninh xác định, xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh động vật là nội dung quan trọng trong triển khai thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi thời gian tới.

Ngày 6/6, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh tổ chức tập huấn hướng dẫn các nội dung, trình tự thủ tục về xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh (ATDB).

Ông Võ Văn Vinh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh chia sẻ tại buổi tập huấn. Ảnh: Trần Trung.

Ông Võ Văn Vinh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh chia sẻ tại buổi tập huấn. Ảnh: Trần Trung.

Ông Võ Văn Vinh - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Tây Ninh cho biết, công tác xây dựng cơ sở, vùng ATDB động vật được tỉnh xác định là nội dung rất quan trọng.

Đến nay, Tây Ninh đã có 1 huyện (Dương Minh Châu) được chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh cấp huyện.

Bên cạnh đó, huyện Gò Dầu có 6 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã đối với bệnh cúm gia cầm và Newcastle trên gà, huyện Bến Cầu có 9 vùng an toàn dịch bệnh cấp xã đối với bệnh lở mồm long móng trên bò.

Cụ thể, Tây Ninh đã có 73 cơ sở chăn nuôi được cấp giấy chứng nhận VietGAHP, 66 cơ sở chăn nuôi gà, heo, bò được cấp giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh. 

Cũng theo ông Vinh, khó khăn ở Tây Ninh hiện nay là chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn đan xen với các cơ sở chăn nuôi tập trung.

Các mầm bệnh truyền nhiễm vẫn còn lưu hành trong môi trường nuôi, nguy cơ xảy ra dịch vẫn còn rất lớn.

Trong khi đó, người chăn nuôi chưa quan tâm thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, còn trông chờ vào sự hỗ trợ vacxin phòng bệnh của ngân sách nhà nước không chủ động phòng, chống….       

Các đại  biểu tham gia chương trình tập huấn. Ảnh: Trần Trung.

Các đại  biểu tham gia chương trình tập huấn. Ảnh: Trần Trung.

Tại buổi tập huấn, đại diện Chi cục Chăn nuôi và Thú y hướng dẫn các quy định về cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trên động vật, triển khai kế hoạch thu mẫu giám sát xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh năm 2023 và cung cấp thông tin về vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi NAVET-ASFVAC...

Theo ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh, ngành chăn nuôi đang từng bước phát triển và đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung của tỉnh.

Theo đó, giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm 2022 đạt 5.195 tỷ đồng, tăng 10% so với năm 2021. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 19,5%.

Những năm gần đây, cơ cấu chăn nuôi tiếp tục chuyển dịch từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi quy mô trang trại tập trung, đảm bảo an toàn sinh học theo phương thức bán công nghiệp và công nghiệp.

Tây Ninh đang tập trung phát triển chăn nuôi theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng, từng bước cơ cấu lại vùng chăn nuôi, thay đổi hình thức nuôi từ nhỏ lẻ sang quy mô trang trại tập trung.

Từ đó, bảo đảm an toàn dịch bệnh, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng chất lượng, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Cán bộ thú y địa phương kiểm dịch động vật. Ảnh: Trần Trung.

Cán bộ thú y địa phương kiểm dịch động vật. Ảnh: Trần Trung.

Tây Ninh xác định, công tác xây dựng cơ sở, vùng ATDB động vật là nội dung rất quan trọng trong công tác triển khai thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi.

Dự kiến, đến năm 2025 địa phương hoàn thành xây dựng 2 vùng ATDB cúm gia cầm và Newcastle trên gà tại 2 huyện Tân Biên và Tân Châu.

Song song đó, ngành nông nghiệp tỉnh Tây Ninh sẽ tổ chức lại các khâu sản xuất, đẩy mạnh xây dựng vùng chăn nuôi ATDB, khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm công nghệ tiên tiến, đa dạng hoá thị trường tiêu thụ, hình thành nhiều chuỗi chăn nuôi, giết mổ theo hướng công nghệ cao.

“Để làm được các nội dung trên, bên cạnh thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ tiếp tục củng cố mạng lưới thú y cơ sở với các cơ chế, chính sách phù hợp cho việc duy trì các hoạt động thú y nhằm xây dựng, duy trì vùng, chuỗi ATDB. Ưu đãi đối với công tác hỗ trợ xây dựng hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm. Tổ chức thực hiện các biện pháp phòng và kiểm soát dịch bệnh đảm bảo không để phát sinh dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, đặc biệt là đối với các dịch bệnh nguy hiểm, có ảnh hưởng đến thương mại động vật và sản phẩm động vật theo khuyến cáo của OIE. Xây dựng kế hoạch cụ thể và tổ chức các chuỗi, vùng chăn nuôi ATDB hướng đến xuất khẩu theo chương trình của Bộ NN-PTNT. Đồng thời, Tây Ninh sẽ liên kết với các tỉnh liền kề như Bình Dương, Bình Phước... để tạo ra vùng xanh với dịch bệnh. Vùng xanh càng lớn thì hiệu quả bảo vệ đàn đàn vật nuôi trước dịch bệnh càng cao”, ông Nguyễn Đình Xuân - Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tây Ninh nhấn mạnh.

Xem thêm
Xây dựng thương hiệu yến Việt: [Bài 3] Chinh phục thị trường tỷ dân

Là quốc gia tiêu thụ tổ yến lớn nhất thế giới, Trung Quốc đang dần trở thành thị trường 'vàng' cho sản phẩm yến sào Việt Nam.

Nghệ An đặt mục tiêu trên 400 nghìn tấn lương thực vụ hè thu - mùa

Dựa vào tình hình thực tế, ngành nông nghiệp Nghệ An phấn đấu hoàn thành mục tiêu 400.360 tấn lương thực tại vụ hè thu - mùa năm 2025.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Bàn giải pháp phát triển nông nghiệp, thủy sản tuần hoàn

KIÊN GIANG Chuyển đổi luân canh lúa – thủy sản, rau màu, biến phụ phẩm thành phân bón hữu cơ, than sinh học bón lại cho đất giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Trà Vinh kiểm soát chặt tàu cá không đủ điều kiện hoạt động

Trà Vinh Đây là một trong những nội dung UBND tỉnh Trà Vinh vừa có văn bản giao Sở Nông nghiệp và Môi trường khẩn trương triển khai thực hiện.

Quảng Ninh ban hành Chỉ thị mới về bảo vệ rừng

UBND tỉnh Quảng Ninh vừa ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về tăng cường quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng.