| Hotline: 0983.970.780

Trang trại ở Phú Thọ làm ra sản phẩm OCOP

Thứ Ba 13/10/2020 , 08:30 (GMT+7)

Sản phẩm OCOP ở huyện Tam Nông (Phú Thọ) đang hình thành và phát triển. Đây là một tín hiệu vui cho một huyện miền núi, còn đang phụ thuộc rất nhiều vào nông nghiệp.

Chúng tôi về xã Hương Nộn, huyện Tam Nông (Phú Thọ) được Chủ tịch xã Phan Nguyên Toại tiếp niềm nở và giới thiệu cho một số mô hình làm nông nghiệp tại xã.

Hương Nộn là 1 trong 2 xã về đích nông thôn mới sớm nhất của huyện Tam Nông. Ngay từ năm 2016, Hương Nộn đã đạt 18/18 tiêu chí (có tiêu chí số 7, tiêu chí chợ được điều chỉnh không thực hiện). Tức là đạt 100% tiêu chí nông thôn mới. Xã đã thành lập hệ thống bộ máy quản lý rất sớm, từ cấp xã đến cấp thôn. Do đó việc triển khai xây dựng nông thôn mới được đồng bộ. Là một xã chủ yếu dựa vào nông nghiệp, nên việc đầu tư cho nông nghiệp, khuyến khích các mô hình sản xuất được chú ý. Các mô hình trang trại phát triển nhanh, đúng hướng và có hiệu quả cao.

Chúng tôi được UBND xã giới thiệu đến các trang trại làm ăn rất bài bản và nhất là có sản phẩm tham gia vào thị trường rau sạch của huyện, tỉnh và các tỉnh lân cận. Một mô hình đang được chú trọng, là trang trại Mạnh Liên.

Chăm sóc dưa leo baby trong trang trại Mạnh Liên.

Chăm sóc dưa leo baby trong trang trại Mạnh Liên.

Đây là trang trại quy mô nông hộ, do vợ chồng ông Nguyễn Hoàng Mạnh làm chủ. Trang trại với hơn 3,5 ha, được xây dựng bề thế, đầu tư bài bản, khoa học. Toàn bộ phần trồng cây ăn trái, trồng rau… đều được canh tác trong nhà lưới hiện đại.

Ông Mạnh cho biết, từ nhiều năm nay, ông đã áp dụng công nghệ vi sinh trong quá trình trồng cây. Do canh tác đúng kỹ thuật, nên đất không bị thoái hóa, thậm chí ngày càng màu mỡ. Ông dùng kỹ thuật ủ men chế phẩm sinh học, phát triển nấm có ích, tiêu diệt nấm có hại. Dùng kỹ thuật phân hủy để làm tăng nguồn hữu cơ có ích cho cây trồng.

Trong khu vườn canh tác, ông Mạnh đã trồng khá nhiều loại cây ăn quả, cây ăn lá, ăn ngọn mà loại nào cũng phát triển tốt. Sau khi tham quan học tập các nơi, ông Mạnh đã đưa các giống mới về địa phương, mạnh dạn trồng thử nghiệm ngay tại trang trại của mình. Dùng gốc ổi ta có sức chịu đựng dẻo dai, để lai ghép giống ổi Đài Loan cho quả ngon, giòn, ngọt đậm, phát triển rất tốt.

Ông cũng mạnh dạn đưa giống măng tây vào trồng tại trang trại. Măng tây là giống không ít người ngần ngại trồng, vì bướm nhiều, sợ đưa bướm vào vườn sẽ làm hại các cây trồng khác. Nhưng ông Mạnh đã có cách chống bướm và phòng sâu bướm từ xa có hiệu quả.

Hiện nay trang trại của ông Mạnh đang đầu tư cho 1 trong 3 sản phẩm OCOP đăng ký, là dưa leo baby. Đây là loại dưa leo sạch, chất lượng cao, được đóng túi 2 kg/túi. Đầu tháng 10/2020 vừa qua, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP của huyện Tam Nông, đã tổ chức phân hạng cho sản phẩm này. Sau nhiều lần thẩm định, thì đây được coi là sản phẩm có chất lượng tiêu biểu của huyện.

Trang trại Mạnh Liên của ông Nguyễn Hoàng Mạnh còn nhiều sản phẩm có chất lượng cao khác như dưa lê, măng tây, ổi…

  • Tags:
Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.