Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Sáu, 9/5/2025 20:24 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tổ khuyến nông cộng đồng là trung tâm trong liên kết '4 nhà'

Thứ Năm 05/10/2023 , 11:08 (GMT+7)

QUẢNG TRỊ Các tổ khuyến nông cộng đồng phải tự tạo ra sản phẩm để doanh nghiệp trả thù lao tương xứng. Đó là điều khó khăn trong khoảng thời gian đầu mới thành lập.

Theo ông Trần Cẩn, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị, để hoạt động ngày càng đi vào chiều sâu và có hiệu quả, các tổ khuyến nông cộng đồng phải được đặt ở vị trí trung tâm, là cầu nối trong liên kết “4 nhà”: “Tổ khuyến nông cộng đồng phải là cầu nối giữa cán bộ khuyến nông - nông dân - doanh nghiệp - nhà quản lý. Mục tiêu tối thượng là nâng cao giá trị nông sản để từng bước nâng cao đời sống cho nông dân”, ông Cẩn nhấn mạnh.

Tổ khuyến nông cộng đồng là trung tâm trong liên kết '4 nhà'. Ảnh: Võ Dũng.

Tổ khuyến nông cộng đồng là trung tâm trong liên kết "4 nhà". Ảnh: Võ Dũng.

Cũng theo ông Cẩn, hiện nay, các tổ khuyến nông cộng đồng mới thành lập nên còn gặp nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động. Các thành viên trong các tổ khuyến nông cộng đồng còn hạn chế về kiến thức để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, đặc biệt là kiến thức về phát triển thị trường, quản trị hợp tác xã, liên kết theo chuỗi giá trị, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số trong hoạt động khuyến nông nói riêng và trong sản xuất nông nghiệp nói chung.

Trang thiết bị và kinh phí làm việc để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của các tổ khuyến nông cộng đồng còn thiếu. Một số địa phương chưa thực sự quan tâm đến vai trò của tổ khuyến nông cộng đồng trong việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Các thành viên tổ khuyến nông cộng đồng nhìn chung có phụ cấp thấp, kiêm nhiệm nhiều nhiệm vụ, đa số không có chuyên môn sâu về nông nghiệp, kỹ năng thực hiện các hoạt động khuyến nông tại cộng đồng còn hạn chế. Địa bàn hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng rộng, khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ...

Tại Quảng Trị, sản xuất nông nghiệp có điểm xuất phát thấp, tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro, thiên tai, dịch bệnh. Diện tích canh tác manh mún, nhỏ lẻ, sản xuất còn mang tính truyền thống. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn và quá trình đô thị hóa nông thôn còn chậm. Sự già hóa trong lao động nông nghiệp ngày càng tăng nên việc chuyển đổi và tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật còn hạn chế…

Trong khi đó, do mới thành lập, các tổ khuyến nông cộng đồng lúng túng, chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể. Phần lớn các tổ khuyến nông cộng đồng chưa đi vào hoạt động thực chất nên chưa xây dựng được kế hoạch hoạt động, chưa bố trí được nơi làm việc và chưa có kinh phí hoạt động ban đầu…

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thứ 4 từ trái sang) trong một lần làm việc cùng thành viên các tổ khuyến nông cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (thứ 4 từ trái sang) trong một lần làm việc cùng thành viên các tổ khuyến nông cộng đồng tại tỉnh Quảng Trị. Ảnh: Võ Dũng.

Những yếu tố này nếu không được cải thiện sẽ tạo lực cản cho hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng, nhất là những ngày đầu mới thành lập. Thực tế cũng cho thấy, các tổ khuyến nông cộng đồng tại Quảng Trị hiện vẫn chưa thể hiện rõ nét vai trò nhiệm vụ của mình. Vì vậy, các địa phương cần nhìn nhận đúng vai trò, vị trí của tổ khuyến nông cộng đồng để tạo động lực phát triển.

"Theo quy chế, nhiệm vụ chính của các tổ khuyến nông cộng đồng là chuyển giao khoa học kỹ thuật, công nghệ mới; hỗ trợ, tư vấn thị trường và liên kết chuỗi giá trị; hướng dẫn chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất nông nghiệp; tư vấn, hướng dẫn ứng dụng thương mại điện tử, hướng dẫn bán hàng, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử và xây dựng nông thôn mới…

Tuy nhiên, phần lớn các tổ khuyến nông cộng đồng cấp xã chủ yếu mới hoạt động ở khâu tuyên truyền, vận động, hướng dẫn nông dân sản xuất, nắm bắt thông tin, cập nhật, báo cáo, phản hồi và đề xuất các hoạt động nhằm hỗ trợ trong sản xuất nông nghiệp cho người dân…", ông Cẩn cho hay.

Ông Trần Cẩn cho rằng, các tổ khuyến nông cộng đồng cần một xung lực đủ mạnh để hoạt động ngày càng hiệu quả. Các địa phương phải coi việc thành lập và hoạt động của các tổ khuyến nông cộng đồng là việc làm nghiêm túc để thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xem thêm
An toàn sinh học, 'lá chắn' phòng, chống dịch bệnh vật nuôi hiệu quả

KHÁNH HOÀ Không chỉ là 'lá chắn' phòng chống dịch bệnh, chăn nuôi an toàn sinh học còn giúp người dân Khánh Hòa phát triển chăn nuôi hiệu quả và bền vững.

Hơn 50.000 người dân Bắc Ninh tham gia tổng vệ sinh môi trường

BẮC NINH Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thủy sản Bắc Ninh triển khai thành công tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 1/2025 trên địa bàn toàn tỉnh.

Hành trình từ đất dốc đến những mùa quả ngọt: [Bài 3] Hiện thực hóa khát vọng trung tâm chế biến nông sản vùng Tây Bắc

SƠN LA Từ trong gian khó của 10 năm trước, ít ai nghĩ vùng đất có đến 3/4 diện tích là đồi núi như Sơn La lại trở thành vựa trái cây lớn nhất miền Bắc.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Vỏ trấu - nguyên liệu dồi dào để sản xuất than sinh học

Mỗi tấn lúa sau khi xay xát sẽ thải ra khoảng 200kg vỏ trấu, nếu được thu gom chế biến sẽ tạo ra được khoảng 40kg than sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường vùng nuôi trồng thủy sản: [Bài cuối] Chìa khóa để phát triển bền vững

Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là yếu tố then chốt để nuôi biển phát triển bền vững trong bối cảnh ngành thủy sản nước ta đang chuyển mình mạnh mẽ.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.