| Hotline: 0983.970.780

Tố cáo hành vi lấn chiếm hành lang an toàn giao thông

Thứ Tư 19/10/2016 , 00:00 (GMT+7)

(TN&MT) – Năm 2006, gia đình tôi có cho một người họ hàng xa mượn vài m2 đất mặt tiền để bán hoa quả. Sau vài tháng, người đó đã mở rộng cửa hàng ra thêm phần đất bảo vệ hành lang giao thông trước cửa nhà tôi. Một phần vì là họ hàng, phần vì gia đình tôi không có nhu cầu sử dụng mặt tiền nên cứ để cho người đó sử dụng nhờ đất từ hồi đó.

Đến đầu năm 2016, con trai tôi muốn mở cửa hàng bán quần áo nên gia đình tôi đã đòi lại phần đất mặt tiền đó. Tuy vậy, người họ hàng chỉ đồng ý trả lại đúng phần đất ghi trong sổ đỏ nhà tôi. Còn phần đất hành lang giao thông người đó không chịu trả lại nguyên hiện trạng. Cửa hàng bán hoa trên hàng lang giao thông, hiện, đang rất vướng và cản trở việc kinh doanh của con trai tôi. Gia đình tôi đã nhiều lần đề nghị địa phương vào cuộc, giải phóng hành lang giao thông nhưng chưa thấy cán bộ địa chính động tĩnh gì? Xin hỏi, bây giờ, gia đình tôi phải làm thế nào mới đòi lại được hành lang giao thông trước cửa nhà mình?

Trả lời

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 168 Luật Đất đai 2013, thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất như sau: “Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất khi có Giấy chứng nhận."

Căn cứ theo quy định trên, các quyền sử dụng đất của gia đình bạn chỉ được giới hạn trong phạm vi diện tích đất được ghi trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Theo như bạn trình bày, hiện, gia đình người họ hàng đã trả lại phần diện tích đất ghi trong sổ đỏ nhà bạn, còn phần đất thuộc hành lang giao thông, vẫn bị chiếm dụng. Như vậy, người họ hàng đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với gia đình bạn. Còn việc người đó chiếm dụng hành lang giao thông, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Theo quy định tại Điều 28 Nghị định 11/2010/NĐ-CP: "Đất hành lang an toàn đường bộ được tạm thời sử dụng vào mục đích nông nghiệp, quảng cáo nhưng không được ảnh hưởng đến an toàn công trình, an toàn giao thông đường bộ.” Như vậy, người họ hàng nhà bạn xây dựng quán để kinh doanh là vi phạm nguyên tắc sử dụng đất hành lang an toàn đường bộ.  Bạn có thể gửi đơn tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật đất đai của họ đến UBND cấp huyện để được giải quyết.

Khi đó, người họ hàng của bạn sẽ buộc phải tháo dỡ công trình vi phạm, đồng thời, sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi trên. Cụ thể mức phạt được quy định tại Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP như sau:

“Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Xây dựng nhà ở trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ ở đoạn đường ngoài đô thị;

b) Dựng lều quán, cổng ra vào, tường rào các loại, công trình tạm thời khác trái phép trong phạm vi đất dành cho đường bộ;

c) Họp chợ, kinh doanh dịch vụ ăn uống, bày, bán hàng hóa, sửa chữa xe, rửa xe, đặt, treo biển hiệu, biển quảng cáo, làm mái che trên lòng đường đô thị, hè phố hoặc thực hiện các hoạt động, dịch vụ khác trái phép trên lòng đường đô thị, hè phố gây cản trở giao thông;

d) Chiếm dụng lòng đường đô thị hoặc hè phố dưới 5 m2 làm nơi trông, giữ xe.”

Báo Tài nguyên và Môi trường

Xem thêm
Doanh nghiệp 'khát' nhân sự thú y

ĐBSCL Do nguồn cung nhân lực thú y hạn chế, đồng thời yêu cầu tuyển dụng cao và thị trường lao động cạnh tranh khiến doanh nghiệp khó giữ chân người giỏi.

Thời tiết khắc nghiệt, sầu riêng nguy cơ mất mùa

GIA LAI Do ảnh hưởng thời tiết, sầu riêng đang giai đoạn ra trái non bị rụng, nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai có nguy cơ mất mùa.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

'Hồi sinh' giống lúa mùa đặc sản quý hiếm

LONG AN Từ những dòng gen sót lại trên vùng trũng nhiễm phèn ở vùng biên giới Long An, các nhà khoa học phục tráng thành công giống lúa huyết rồng bản địa quý hiếm.

Nuôi biển tiên tiến - xu hướng tất yếu: [Bài cuối] Nhà khoa học đồng hành

Theo PGS.TS Võ Văn Nha, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản III, việc nuôi biển xa bờ ứng dụng công tiên tiến, công nghệ cao là xu hướng và tất yếu.

Trồng đưng ở đầm ngập mặn

Đầm ngập mặn ở Phổ Thạnh đang dần được phủ xanh bởi những cây đưng, giúp bảo vệ đất, tạo ra môi trường thuận lợi để sản xuất muối sạch, chất lượng cao.