| Hotline: 0983.970.780

Tìm giải pháp phòng dịch tả lợn Châu Phi bằng vacxin

Thứ Tư 27/12/2023 , 13:32 (GMT+7)

Đắk Lắk là địa phương có dịch tả lợn Châu Phi diễn biến phức tạp, cơ quan chức năng đã tiêu hủy gần 5 ngàn con lợn nhiễm bệnh.

Sáng 26/12, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam tổ chức hội thảo triển khai giải pháp sử dụng vacxin phòng bệnh dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Đắk Lắk đến ngày 25/12, dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại 680 hộ thuộc 13 huyện. Tổng số lợn mắc bệnh, chết và tiêu huỷ là 4.840 con. Cho đến nay, toàn tỉnh Đắk Lắk có 5 huyện còn dịch tả lợn Châu Phi chưa qua 21 ngày.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Quang Yên.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, địa phương là một trong những tỉnh có số lượng lợn nhiễm dịch tả lợn Châu Phi lớn nhất cả nước.

Theo ông Côn, mầm bệnh đã và đang lưu tồn trên đàn lợn của địa phương từ năm 2019 đến nay. Hiện nay việc chăn nuôi lợn nông hộ, nhỏ lẻ là chủ yếu; công tác buôn bán vận chuyển, giết mổ còn tồn tại bất cập, khó kiểm soát. Việc triển khai chăn nuôi an toàn sinh học, an toàn dịch tễ trong thực tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn, ý thức phòng, chống dịch bệnh chưa cao nên nguy cơ dịch bệnh dịch tả lợn Châu Phi vẫn luôn thường trực.

“Dịch tả lợn Châu Phi cần có vacxin mới phòng chống được bệnh. Việt Nam may mắn có các đơn vị sản xuất được vacxin nên cơ hội phòng chống dịch. Hội thảo sẽ tìm giải pháp phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi bằng vacxin nhằm làm rõ tác nhân gây bệnh, quy trình sản xuất, thử nghiệm, thẩm định vacxin trên địa bàn tỉnh. Đây là cơ hội giúp cho ngành chăn nuôi lợn tại địa phương phát triển ổn định”, ông Côn nói.

Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam trình bày về vacxin AVAC ASF LIVE. Ảnh: Quang Yên.

Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam trình bày về vacxin AVAC ASF LIVE. Ảnh: Quang Yên.

Ông Nguyễn Văn Điệp, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần AVAC Việt Nam cho biết, vacxin AVAC ASF LIVE do đơn vị sản xuất. Đây là vacxin phòng chống dịch với liều dùng duy nhất cho heo thịt từ 4 tuần trở lên, độ dài miễn dịch trên 5 tháng.

Đến nay, vacxin AVAC ASF LIVE đã được cấp phép lưu hành toàn quốc và đã tiêm tại hơn 30 tỉnh thành trong toàn quốc. Tại Đắk Lắk, một số chủ hộ chăn nuôi đã tiến hành tiêm vacxin trên đàn lợn và cho hiệu quả cao.

Xem thêm
Nuôi con đặc sản, thị trường ngách cho chăn nuôi nông hộ: [Bài 2] Trang trại gà Lượng Huệ lớn nhất Tây Ninh

Trang trại gà Lượng Huệ 'khủng' của gia đình anh Nguyễn Năng Cường ở thị trấn Tân Châu (Tây Ninh) là niềm mơ ước của nhiều nông hộ…

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Tổ khuyến nông cộng đồng 'gần dân, sát ruộng, am hiểu thực tiễn'

TRÀ VINH Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, khuyến nông cộng đồng, hợp tác xã là lực lượng nòng cốt trong triển khai Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Thả hơn 40.000 con cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản

BẮC NINH Hoạt động thả hơn 40.000 con cá giống của tỉnh Bắc Ninh góp phần phục hồi hệ sinh thái nước ngọt và nâng cao ý thức bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.