Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Thứ Tư, 14/5/2025 22:17 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Hội nghị tư vấn triển khai Đề án ngành Thú y

Thú y bảo vệ sức khỏe người dân và sức khỏe hệ sinh thái

Thứ Sáu 23/06/2023 , 12:13 (GMT+7)

Công tác thú y có nhiệm vụ bảo vệ sức khỏe và đời sống con người, động vật, hệ sinh thái - những yếu tố có mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

TS Pawin Padungtod phát biểu tại Hội nghị tư vấn hỗ trợ triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: Phạm Hiếu.

TS Pawin Padungtod phát biểu tại Hội nghị tư vấn hỗ trợ triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tiến tới chấm dứt hoạt động vận chuyển động vật hoang dã trái phép

Chia sẻ với báo Nông nghiệp Việt Nam về vai trò của việc kiểm soát vận chuyển động vật và sản phẩm động vật xuyên biên giới đối với ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật sang người bên lề Hội nghị tư vấn hỗ trợ triển khai Đề án tăng cường năng lực hệ thống cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các cấp giai đoạn 2021 - 2030 ngày 23/6, TS Pawin Padungtod, Điều phối viên kỹ thuật cao cấp tại FAO, cho biết, dịch bệnh lây từ động vật sang người là một bệnh phổ biến.

“Theo đó, mầm bệnh có thể lây truyền từ bất kỳ loài động vật nào, không chỉ động vật hoang dã, sang con người. Sự lây truyền có thể xảy ra ngay khi con người tiếp xúc với động vật hoang dã. Vì vậy, con người càng tiếp xúc nhiều với động vật, càng có nhiều sự lây truyền càng có nhiều cơ hội cho bệnh lây truyền”, TS Pawin cho hay.

Đại diện FAO cho biết, thông thường động vật hoang dã sống trong tự nhiên nên có rất ít cơ hội để có thể tiếp xúc với con người. Vì vậy, cơ hội duy nhất để động vật hoang dã tiếp xúc với con người là thông qua thương mại và tiêu thụ, khi con người săn bắt động vật hoang dã.

Tuy nhiên, ông Pawin cho rằng, việc vận chuyển động vật hoang dã qua biên giới lại là vấn đề khác liên quan đến tính pháp lý và chúng ta cần kiểm soát, quản lý tốt hơn nữa hoạt động vận chuyển động vật hoang dã bất hợp pháp để góp phần giảm thiểu sự tiếp xúc giữa con người và động vật hoang dã và làm giảm cơ hội truyền bệnh.

Cơ hội duy nhất để động vật hoang dã tiếp xúc với con người là thông qua thương mại và tiêu thụ, khi con người săn bắt động vật hoang dã. Ảnh: Phạm Hiếu.

Cơ hội duy nhất để động vật hoang dã tiếp xúc với con người là thông qua thương mại và tiêu thụ, khi con người săn bắt động vật hoang dã. Ảnh: Phạm Hiếu.

Để ngăn ngừa nguy cơ lây lan dịch bệnh từ động vật sang người, theo TS Pawin, các quốc gia trong khu vực ASEAN, trong đó có Việt Nam, cần bồi dưỡng kiến thức cho cộng đồng về nguy cơ dịch bệnh mà động vật hoang dã có thể gây ra cho sức khỏe cộng đồng.

“Chúng ta cần hiểu sâu hơn về các rủi ro có thể phát sinh để người dân chủ động ngăn chặn, giảm thiểu nguy cơ lây lan dịch bệnh”, ông Pawin chia sẻ ý kiến.

Bên cạnh đó, đại diện FAO cho rằng các quốc gia cần phải áp dụng biện pháp kiểm soát hoạt động vận chuyển động vật hoang dã chặt chẽ hơn, tiến tới chấm dứt mọi hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép.

Ngoài ra, các quốc gia cũng cần đánh giá rủi ro lây lan dịch bệnh của các loài động vật hoang dã được khai thác hợp pháp để đánh giá nguy cơ xuất hiện và lây truyền bệnh.

Thú y cân bằng sinh kế và sức khỏe cho người chăn nuôi

Chia sẻ về việc FAO lựa chọn cách tiếp cận Một sức khỏe là chiến lược chính để thực hiện Dự án An toàn trên toàn châu Á vì môi trường toàn cầu (SAFE), TS Pawin cho biết, chương trình Một sức khỏe là nỗ lực hợp tác nhằm tối ưu hóa sức khỏe của con người và môi trường. Sức khỏe và đời sống con người, động vật, hệ sinh thái có mối liên hệ với nhau và phụ thuộc lẫn nhau.

“Đối với FAO, Một sức khỏe là một trong những ý tưởng chính đằng sau hầu hết mọi hoạt động. Đó không chỉ là về Một sức khỏe và cách chúng tôi triển khai mà còn là phương hướng để giải quyết những dịch bệnh mới nổi”, ông Pawin nhấn mạnh.

Chương trình Một sức khỏe có thể giải quyết nhiều vấn đề như phát triển chăn nuôi bền vững, hiện tượng kháng kháng sinh, dịch bệnh mới nổi hay các đại dịch tiềm ẩn trong tương lai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chương trình Một sức khỏe có thể giải quyết nhiều vấn đề như phát triển chăn nuôi bền vững, hiện tượng kháng kháng sinh, dịch bệnh mới nổi hay các đại dịch tiềm ẩn trong tương lai. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, chương trình Một sức khỏe có thể giải quyết nhiều vấn đề như phát triển chăn nuôi bền vững, hiện tượng kháng kháng sinh, dịch bệnh mới nổi hay các đại dịch tiềm ẩn trong tương lai.

“Với Dự án SAFE, đây là cơ hội để chúng tôi làm việc với các cộng đồng về sức khỏe hệ sinh thái và động vật hoang dã ở Việt Nam để tập hợp những người chăm sóc sức khỏe động vật và sức khỏe hệ sinh thái. Qua đó đánh giá rủi ro về bệnh phát sinh và nguy cơ lây truyền”, đại diện FAO chia sẻ.

Cùng với đó, bên cạnh giảm thiểu vận chuyển trái phép động vật hoang dã qua biên giới, FAO luôn quan tâm đến sinh kế, an ninh lương thực và cải thiện phúc lợi của người dân địa phương sống gần biên giới.

“Chúng tôi hiểu nhu cầu của người dân bản địa ở một số khu vực hiện đang phải dựa vào động vật hoang dã để kiếm sống. Tuy nhiên, cũng cần phải tập trung vào những nguy cơ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và hệ sinh thái”, TS Pawin nêu vấn đề.

Theo ông Pawin, để có thể cân bằng vấn đề sức khỏe và sinh kế cho người dân, cần phải tăng cường sử dụng các thiết bị bảo hộ cho người chăn nuôi tại các trang trại động vật hoang dã nhằm quản lý tốt hơn chất thải từ trang trại. Đồng thời cần tối thiểu hóa và giảm số lượng vật nuôi trong một cơ sở chăn nuôi.

Xem thêm
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo rà soát cơ sở chăn nuôi ngoài quy hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chỉ đạo tăng cường phòng ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có chăn nuôi.

Chia sẻ rủi ro, vì lợi ích lâu dài trong liên kết sản xuất lúa

CẦN THƠ Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp là chìa khóa để thực hiện hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Đồng Tháp tập huấn về AI cho cán bộ và người dân

Đồng Tháp tổ chức tập huấn AI nhằm nâng cao nhận thức chuyển đổi số cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân trên địa bàn tỉnh.

Phát triển đội tàu công suất lớn để gia tăng hiệu quả khai thác hải sản

Quảng Nam Giảm tàu cá khai thác ven bờ, phát triển tàu công suất lớn hoạt động vùng khơi, áp dụng công nghệ vào sản xuất là giải pháp để phát triển nghề thủy sản bền vững.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.