| Hotline: 0983.970.780

Thành lập và củng cố HTX trong mô hình sinh kế Cái Lớn - Cái Bé

Thứ Năm 05/11/2020 , 17:04 (GMT+7)

Tỉnh Kiên Giang đang tổ chức thành lập và củng cố HTX mô hình sinh kế, hướng tới sự phát triển bền vững sau khi dự án Cái Lớn - Cái Bé kết thúc.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với các huyện tổ chức khởi động thành lập và củng cố hợp tác xã mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình thuộc Dự án ' Đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái lớn – Cái bé giai đoạn I'. Ảnh: Đào Chánh.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với các huyện tổ chức khởi động thành lập và củng cố hợp tác xã mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình thuộc Dự án “ Đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái lớn – Cái bé giai đoạn I”. Ảnh: Đào Chánh.

Sở NN-PTNT Kiên Giang vừa qua đã giao cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh, phối hợp với các huyện An Biên, An Minh, Vĩnh Thuận, U Minh Thượng, Châu Thành, Giồng Riềng và Gò Quao, tổ chức khởi động thành lập và củng cố hợp tác xã (HTX) mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình thuộc Dự án “ Đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái lớn – Cái bé giai đoạn I”.

Theo đó, sẽ tổ chức 20 cuộc tại các địa phương trong vùng dự án, Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang sẽ hướng dẫn các đơn vị triển khai hoạt động thành lập và củng cố các HTX, hướng tới sự phát triển bền vững sau khi kết thúc dự án.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với các huyện tổ chức khởi động thành lập và củng cố hợp tác xã mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình thuộc Dự án ' Đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái lớn – Cái bé giai đoạn I'. Ảnh: Đào Chánh.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang phối hợp với các huyện tổ chức khởi động thành lập và củng cố hợp tác xã mô hình sinh kế và các hoạt động phi công trình thuộc Dự án “ Đầu tư xây dựng công trình hệ thống thủy lợi Cái lớn – Cái bé giai đoạn I”. Ảnh: Đào Chánh.

Các nội dung cần hỗ trợ để thành lập, củng cố HTX gồm: Tổ chức bộ máy, phương án sản xuất kinh doanh, tài chính, thị trường kinh doanh, liên kết sản xuất – tiêu thụ, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp, quy trình sản xuất phù hợp tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ…

Bên cạnh đó, còn có các hoạt động như: hội thảo, tham quan học tập chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn đào tạo chuyển giao, hỗ trợ đào tạo tư vấn chứng nhận đạt tiêu chuẩn Việt Nam và Quốc tế để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trong liên kết chuỗi. Tiến tới xây dựng các chuỗi truy xuất nguồn gốc điện tử QR code.

Thành lập các hợp tác xã mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé là cần thiết, nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng điều kiện mới. Ảnh: Đào Chánh.

Thành lập các hợp tác xã mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé là cần thiết, nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng điều kiện mới. Ảnh: Đào Chánh.

Dự án Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn I, được Bộ NN-PTNT phê duyệt Quyết định đầu tư từ năm 2018, với các mục tiêu: Kiểm soát mặn, phát triển thủy sản ổn định vùng ven biển. Chủ động ứng phó với biển đổi khí hậu, nước biển dâng, phòng chống thiên tai, tạo nguồn nước ngọt. Tăng cường khả năng thoát lũ, tiêu chua cải tạo đất phèn. Kết hợp phát triển giao thông thủy bộ.

Sau khi hệ thống này được xây dựng, nhờ giảm ảnh hưởng của thủy triều từ phía Tây nên ranh giới giáp nước dịch chuyển hẳn về phía biển Tây, tăng cường khả năng tiêu chua, thoát lũ, gạn triều, cấp nước cho vùng ven biển.

Thành lập các hợp tác xã mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé là cần thiết, nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng điều kiện mới. Ảnh: Đào Chánh.

Thành lập các hợp tác xã mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé là cần thiết, nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng điều kiện mới. Ảnh: Đào Chánh.

Khi hệ thống thủy lợi cống Cái Lớn – Cái Bé đi vào hoạt động, sẽ giúp người dân trong vùng dự án hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu và nguồn nước sẽ được kiểm soát một cách tối ưu, tạo điều kiện cho sản xuất nông nghiệp ổn định. Giảm thiệt hại do thiên tai vào mùa khô cho đất lúa vùng U Minh Thượng và Tây sông Hậu, đất tôm – lúa cũng như chuyên tôm ở hai huyện An Minh và An Biên.

Hệ thống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé tăng cường giữ ngọt trong mùa mưa, giúp cho hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân trong vùng dự án hạn chế được những rủi ro do các yếu tố bất lợi từ nguồn nước và khí hậu.

Chính vì thế, việc xây dựng các mô hình sinh kế thích ứng với biến đổi khí hậu và nguồn nước được kiểm soát khi xây dựng cống Cái Lớn, Cái Bé là cần thiết phải triển khai, nhằm giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, thích ứng điều kiện nguồn nước.

Các HTX thành lập và củng cố có quy chế hoạt động ổn định, tham gia vào công tác quản lý hoạt động của các thành viên theo hướng sản xuất sản phẩm nông nghiệp sạch. HTX sẽ chịu trách nhiệm về đàm phán liên kết chuỗi, xây dựng chuỗi, quản lý chuỗi hoạt động hiệu quả và xây dựng các chuỗi liên kết có cộng thêm giá trị gia tăng nhờ việc áp dụng thực hành các tiêu chuẩn Việt Nam và quốc tế.

  • Tags:
Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.