| Hotline: 0983.970.780

Thanh Hóa: Sẽ trồng 200-250 ha khoai tây liên kết chuỗi

Thứ Bảy 17/08/2019 , 07:12 (GMT+7)

Vụ đông xuân 2019-2020, Thanh Hóa sẽ triển khai trồng từ 200-250 ha theo mô hình liên kết chuỗi.

Trồng khoai tây liên kết chuỗi được thực hiện tại Thanh Hóa từ vụ đông 2017-2018.

Mô hình liên kết sản xuất, bao tiêu khoai tây phục vụ chế biến được triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ vụ đông xuân 2017-2018, với tổng diện tích 75 ha. Thực tế cho thấy, mô hình đạt thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/vụ.

Ngày 26/8/2018, Sở NN-PTNT Thanh Hóa cùng với Viện Sinh học nông nghiệp và Công ty Orion Vina tổ chức ký kết biên bản hợp tác xúc tiến liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm cây trồng theo chuỗi giá trị đối với khoai tây phục vụ chế biến vụ đông xuân 2018-2019 với tổng diện tích 136 ha. Mô hình triển khai tại 3 huyện Nga Sơn, Hoằng Hóa, Nông Cống.

Thực tế cho thấy, năng suất bình quân gần 15,2 tấn/ha/vụ, sản lượng đạt 2.070 tấn/vụ, thu nhập đạt hơn 100 triệu đồng/ha/vụ; tổng thu từ diện tích sản xuất khoai tây đạt gần 14 tỷ đồng.

Trồng khoai tây liên kết chuỗi cho thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm.

Cùng với việc tổ chức sản xuất, các đơn vị còn phối hợp trong công tác nghiên cứu, tuyển chọn đưa giống khoai tây mới có tiềm năng, năng suất cao, chất lượng, hiệu quả kinh tế vào sản xuất.

Từ hiệu quả kinh tế mang lại, các đơn vị liên kết đang xây dựng kế hoạch mở rộng diện tích liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm khoai tây trong vụ đông xuân 2019-2020, với diện tích tối thiểu đạt từ 200-250 ha, năng suất bình quân đạt 17-18 tấn/ha/vụ để có sản lượng nhập vào nhà máy 4.500 – 5.000 tấn.

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.