| Hotline: 0983.970.780

Tập huấn quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giống cấp xác nhận cho nông dân

Thứ Ba 09/06/2020 , 11:19 (GMT+7)

Sáng 9/6, tại huyện Tân Hiệp, BQL dự án VnSAT Kiên Giang tổ chức hội thảo tổng kết mô hình trình diễn sản xuất lúa giống cấp xác nhận 1 vụ hè thu 2020.

Mô hình được triển khai thực hiện tại Hợp tác xã (HTX) Nông nghiệp Kênh 7B, xã Thạnh Đông A, huyện Tân Hiệp, Kiên Giang, quy mô diện tích 3 ha.

Bà con xã viên tham quan, đánh giá hiệu quả mô hình rình diễn sản xuất lúa giống cấp xác nhận 1 vụ hè thu 2020, tại HTX Nông nghiệp Kênh 7B. Ảnh: Trung Chánh.

Bà con xã viên tham quan, đánh giá hiệu quả mô hình rình diễn sản xuất lúa giống cấp xác nhận 1 vụ hè thu 2020, tại HTX Nông nghiệp Kênh 7B. Ảnh: Trung Chánh.

Thực hiện mô hình, Ban quản lý (BQL) dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) Kiên Giang, phối hợp với Trung tâm Giống nông lâm ngư nghiệp Kiên Giang tập huấn quy trình sản xuất lúa giống cấp xác nhận 1 các xã viên trong HTX. Để sản xuất lúa giống, nông dân được các cán bộ kỹ thuật tập huấn trong 5 ngày, gồm 5 chuyên đề theo quá trình phát triển, sinh trưởng của cây lúa. Từ kỹ thuật làm đất, chọn giống, ngâm ủ, gieo sạ, quản lý cỏ dại và quản lý nước, kỹ thuật bón phân, quản lý dịch hại, các giai đoạn và phương pháp khử lẫn, thu hoạch, chế biến, đóng bao, bảo quản… Ngoài ra, các cán bộ kỹ thuật dành thời gian giới thiệu về dự án VnSAT tại tỉnh Kiên Giang, những mục tiêu chung của dự án và các vấn đề liên quan.

Giám đốc HTX Nông nghiệp Kênh 7B Võ Minh Chiếu cho biết, thông qua dự án VnSAT nông dân trong HTX đã được tập huấn kỹ thuật “3 giảm, 3 tăng” và “1 phải, 5 giảm”, nay nâng lên cao hơn là làm lúa giống. Qua đó, nông dân được đào tạo về các kỹ thuật tiên tiến để áp dụng vào thực tế sản suất, giúp tăng lợi nhuận, giảm tác động tiêu cực đến môi trường.

Qua đánh giá, hiệu quả kinh tế làm lúa giống đạt lợi lợi nhuận là trên 23 triệu đồng/ha, cao hơn so với làm lúa hàng hóa là 5 triệu đồng/ha. Ảnh: Trung Chánh.

Qua đánh giá, hiệu quả kinh tế làm lúa giống đạt lợi lợi nhuận là trên 23 triệu đồng/ha, cao hơn so với làm lúa hàng hóa là 5 triệu đồng/ha. Ảnh: Trung Chánh.

“Mô hình áp dụng biện pháp sạ thưa, với lượng lúa giống 80 kg/ha. Nhờ mật độ thưa nên cây lúa phát triển tốt, ít bị các dịch hại, giảm phân bón, thuốc BVTV, giảm phát thải khí nhà kính… Năng suất thu hoạch đạt gần 6,9 tấn/ha, giá bán 5.800 đồng/kg (cao hơn lúa hàng hóa 500 đồng/kg), lợi nhuận thu được là trên 23 triệu đồng/ha, cao hơn so với làm lúa hàng hóa là 5 triệu đồng/ha”, ông Chiếu đánh giá.

Ông Trần Quang Củi, Chuyên gia của dự án VnSAT Kiên Giang cho biết, tham gia dự án nông dân được chuyển giao kỹ thuật canh tác tiên tiến, thâm canh lúa bền vững, bảo vệ môi trường nông thôn được tốt hơn. Ngoài ra, HTX Nông nghiệp Kênh 7B đã được dự án VnSAT chọn đầu tư hạ tầng phục vụ sản xuất, gồm nâng cấp và xây mới 11 cống bơm tưới, 3.000 m đường mương dẫn nước kênh 110. Từ đó, giúp phục vụ sản xuất hiệu quả hơn. Hướng tới, HTX cần thành lập tổ hợp tác nhân giống lúa, để thực hiện đa dạng dịch vụ cung cấp cho xã viên.

Xem thêm
Bình Phước chú trọng phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị

Sáng 19/4, đoàn công tác Bộ Nông nghiệp và Môi trường do Thứ trưởng Phùng Đức Tiến làm trưởng đoàn có buổi làm việc tại tỉnh Bình Phước.

Hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó và 50% bệnh viêm da nổi cục

QUẢNG BÌNH Trong 2025, huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình) tiếp tục bố trí nguồn kinh phí hỗ trợ 100% kinh phí tiêm vacxin dại chó, 50% vacxin viêm da nổi cục và tụ huyết trùng trâu, bò.

'Quy tắc vàng' giúp nông dân trồng rau ít sâu bệnh, an toàn

LÀO CAI Nông dân vùng cao ở Lào Cai ngày càng tuân thủ nghiêm những 'nguyên tắc vàng' để sản xuất rau an toàn, giảm nguy cơ tiếp xúc hóa chất, bảo vệ môi trường.

Ruộng đồng nứt nẻ, nguy cơ hạn hán diện rộng tại Bắc Kạn

Bắc Kạn Nhiều cánh đồng tại tỉnh Bắc Kạn không có nước, mặt đất nứt nẻ, người nông dân không thể trồng cấy, nếu không có mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất.

Lúa khỏe, người khỏe, chi phí giảm nhờ drone

Nông dân ngày nay có thể kiểm soát dịch hại từ xa bằng drone, vừa giảm công lao động, tăng hiệu quả, hạn chế rủi ro về sức khỏe và ô nhiễm môi trường.

Nửa tấn cá thả xuống sông Cầu Phủ tái tạo nguồn lợi thủy sản

Hà Tĩnh Các loài cá truyền thống như trắm, trôi, mè, chép, cá lóc, cá trê… vừa được thả xuống sông Cầu Phủ nhằm tái tạo nguồn lợi thủy sản.

Uông Bí tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững

QUẢNG NINH Năm 2025, TP Uông Bí đặt mục tiêu trồng mới 2.000 ha rừng, trong đó 101 ha là rừng cây gỗ lớn, bản địa.