Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp
Báo Nông Nghiệp

Chủ Nhật, 11/5/2025 1:4 (GMT +7)

| Hotline: 0983.970.780

Tan tác vùng lúa đặc sản Lào Cai sau ngập úng lịch sử

Thứ Tư 23/08/2017 , 08:21 (GMT+7)

Ngày 22/8, sau một tuần, khu vực ngập úng tại xã Nấm Lư, huyện Mường Khương nước đã rút. Con đường bê tông cứng duy nhất đã “hiện hình”, nối vào ba thôn từng bị cô lập là Cốc Chứ, Na Lăm, Na Pạc Đổng.

14-31-57_1
Con đường bê tông dẫn vào 3 thôn từng bị cô lập

Chủ tịch UBND xã Nấm Lư, ông Lù Văn Tính cho biết, ngay khi nước rút, đất đá bồi lấp mất đường. Để nhanh chóng thông đường, xã đã huy động lực lượng tại chỗ và thuê máy xúc tích cực san gạt, bốc xúc bùn đất, đá, rác… giúp hơn 150 hộ dân nơi đây đi lại dễ dàng.

Nước rút gần hết, cánh đồng lúa đặc sản Séng Cù, rộng hàng chục ha giờ bao phủ một màu xám đục, do bị ngâm nước lâu ngày, gặp nắng nên thối nhũn bốc mùi.

Đứng bên ngôi nhà gỗ ngập bùn đất, rác rưởi, ông Hoàng Đức Khấy, 58 tuổi, ở thôn Cốc Chứ cho biết: “Chưa bao giờ thấy nước đổ về nhiều, ngập úng thì cao, tiêu thoát thì lâu như lần này. Trước đó, thỉnh thoảng có xảy ra nhưng mức nước thấp và chỉ một hai ngày là tiêu thoát hết, ít bị thiệt hại. Lần này thì bị nặng quá, mất hết lúa, ngô... Cũng may chính quyền thông báo trước có mưa lớn và đã giúp sơ tán người và tài sản trước nên cũng giảm bớt thiệt hại”.

14-31-57_2
Diện tích lúa đặc sản Séng Cù gần như hỏng hoàn toàn sau 1 tuần bị ngập úng

Về vấn đề xử lý môi trường, ông Lù Văn Tính cho biết, đã được Trung tâm y tế dự phòng huyện cung cấp Cloramin B, tiến hành tiêu độc và khử trùng từng nhà bị ngập, cả chuồng trại, vườn tược sau khi nước rút.

Về khôi phục sản xuất SX, ông Giang Trung Dũng, Trưởng phòng NN-PTNT Mường Khương cho biết, trước mắt sẽ phân loại diện tích lúa nào còn có khả năng hồi phục thì tập trung chăm sóc, cứu lúa, ngô để có thu hoạch ngay. Đối với diện tích lúa bị hỏng hoàn toàn thì cải tạo, chuẩn bị đất cho cây trồng thay thế trong vụ đông tới.

Phương án lâu dài, huyện sẽ bám sát tình hình thời tiết, khuyến cáo bà con địa phương cấy sớm hơn khoảng nửa tháng để tránh mưa lũ.

Trước đó, như NNVN đã đưa tin, từ ngày 15/8, trên địa bàn huyện Mường Khương xảy ra mưa to cục bộ khiến nhiều diện tích hoa màu, nhà cửa tại xã Nấm Lư bị ngập úng nghiêm trọng. Đặc biệt, 150 hộ dân thuộc ba thôn tại đây bị cô lập hoàn toàn, người dân dùng bè mảng tự chế để đi lại. Được biết, đây là trận ngập úng nghiêm trọng nhất xảy ra tại khu vực này trong 20 năm trở lại đây.

14-31-57_3
Cuộc sống của người dân sau mưa lũ sẽ gặp nhiều khó khăn

Xem thêm
Thủ phủ gà thả vườn phát triển mạnh thêm vật nuôi mới

VĨNH LONG Xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm đặt mục tiêu nâng tổng đàn thỏ lên 18-20 ngàn con và trở thành một trong những đối tượng chăn nuôi chủ lực của địa phương.

Chó thả rông nghi mắc bệnh dại cắn liên tiếp 3 người

ĐỒNG NAI Ba người ở xã Sông Nhạn, huyện Cẩm Mỹ bị chó thả rông có dấu hiệu mắc bệnh dại, không rõ chủ cắn lại một lần nữa đặt ra câu chuyện quản lý chó, mèo.

Tây Nguyên xanh lên nhờ phụ nữ làm nông bền vững

Nhờ chương trình hỗ trợ, những phụ nữ ở Tây Nguyên đang truyền cảm hứng bằng mô hình nông nghiệp hiệu quả và thân thiện với môi trường.

Sống chung với khô hạn: [Bài cuối] Liên thông hồ chứa, chuyển nước các lưu vực

Dù nguy cơ thiếu nước sản xuất luôn thường trực, song với kế hoạch tưới chi tiết từng mùa vụ cũng như điều tiết khoa học, Ninh Thuận vẫn đảm bảo nước tưới.

Nghị quyết 57: Luồng sinh khí mới cho khoa học công nghệ

Nghị quyết số 57-NQ/TW ra đời như luồng sinh khí mới, tạo niềm tin và động lực để các viện, trung tâm nghiên cứu chuyển từ 'thích nghi bị động' sang 'chủ động bứt phá'.

Lươn Việt Nam chinh phục thị trường khó tính

Xuất khẩu lươn của Việt Nam tăng gần gấp đôi nhờ mô hình nuôi không bùn, mở ra triển vọng mới nhưng vẫn đối mặt nhiều rào cản tiêu chuẩn quốc tế.

Để dược liệu dưới tán rừng ‘cất cánh’

Sản xuất dược liệu dưới tán rừng không chỉ là hướng đi tiềm năng mà còn là lời giải bền vững cho sinh kế người dân miền núi nếu được đầu tư bài bản.