| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Hơn 3.000 ha lúa thiệt hại nặng do hạn, mặn

Thứ Hai 03/02/2020 , 16:26 (GMT+7)

Khô hạn, mặn xâm nhập gay gắt ở một số địa phương vùng ven biển Sóc Trăng. Nhiều diện tích cây trồng thiếu nước tưới, trong đó có trên 3.000 ha lúa bị thiệt hại nặng nề.

Một số diện tích lúa ở huyện Trần Đề (Sóc Trăng) thu hoạch sớm trước mùa khô hạn.

Theo Chi cục Trồng trọt – BVTV Sóc Trăng, diện tích lúa bị thiệt hại chủ yếu trên lúa vụ ĐX muộn hơn 2.000 ha trong giai đoạn mạ và đẻ nhánh, tập trung nhiều ở huyện Long Phú. Phần còn lại lúa thiệt hại vụ ĐX sớm trên 1.050 ha đang giai đoạn trỗ, chín ở các huyện Trần Đề và Long Phú.

Diện tích lúa bị thiệt hại không nằm ngoài dự báo. Vào thời điểm trước tết Nguyên đán, 2.370ha lúa bị ảnh hưởng dưới 30%, hơn 689 ha bị ảnh hưởng từ trên 30 - 70% và trên 220 ha bị ảnh hưởng trên 70%, chủ yếu tại các huyện Long Phú, Trần Đề, Kế Sách, Châu Thành và TP Sóc Trăng.

Tuy nhiên, đến nay cây ăn trái, rau màu và một số loại cây trồng khác vẫn chưa bị thiệt hại đáng kể. Theo dự báo diễn biến tình hình hạn hán và mặn xâm nhập sắp tới ngày càng gay gắt, khả năng diện tích lúa bị ảnh hưởng sẽ còn tiếp tục tăng thêm.

Hiện trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng vụ mùa 2019-2020 xuống giống được trên 11.600 ha lúa, đạt trên 100% kế hoạch, trong đó đã thu hoạch hơn 11.300 ha, còn lại 300 ha ở vùng tôm – lúa huyện Mỹ Xuyên đang ở giai đoạn chín. Riêng vụ ĐX 2019-2020 toàn tỉnh xuống giống hơn 179.400 ha (theo kế hoạch 174.700 ha), tăng hơn 1.300 ha so với trong tết Nguyên đán và dự kiến sẽ còn tăng thêm 500 ha ở huyện Kế Sách.

Đến nay lúa ĐX đã thu hoạch trên 66.300 ha, năng suất ước đạt trên 63 tạ/ha. Đáng lưu ý trong vụ lúa ĐX muộn trên 37.400 ha có phần diện tích lúa ngoài kế hoạch hơn 4.400 ha ở huyện Long phú, Mỹ Xuyên và TP Sóc Trăng.

GS.TS Tăng Đức Thắng, Phó Giám đốc Viện Khoa học Thủy lợi Việt Nam nhận định: “Năm nay là một năm hạn, mặn ở ĐBSCL rất khốc liệt. Từ tháng 2 cho tới cuối tháng 4. Nghĩa là còn một đợt hạn mặn rất lớn nữa. Điều này còn tùy thuộc vào điều tiết nguồn nước ở thượng nguồn cùng với các yếu tố của thủy văn năm nay. Tôi cũng nhắc lại năm nay là năm rất ít nước.

Do đó, khả năng hạn, mặn kéo dài ở ĐBSCL là rất lớn và đã xảy ra. Giữa tháng 2 tới cuối tháng 3 sẽ rất lớn. Bà con nông dân ở các địa phương chịu ảnh hưởng do hạn, mặn cần tận dụng nguồn nước ngọt tại chỗ triệt để, còn lại thì lịch bố trí thời vụ cần cập nhật theo sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT”.

Xem thêm
Kiến nghị Bộ Tài chính thống nhất cách tính thuế VAT với thức ăn chăn nuôi

Các hội và hiệp hội vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính, đề nghị áp dụng thống nhất quy định về thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi.

Bị xử phạt 5,5 triệu đồng do vứt xác lợn chết ra môi trường

TUYÊN QUANG Từ 19 đến 22/7, tỉnh Tuyên Quang buộc phải tiêu hủy 5.481 con lợn mắc dịch tả lợn Châu Phi tại 376 hộ thuộc 114 thôn, 22 xã, với tổng trọng lượng hơn 304 tấn.

Nhà máy đường An Khê mở rộng thêm 2.000 hecta mía nguyên liệu mỗi vụ

GIA LAI Theo kế hoạch, mỗi vụ sản xuất Nhà máy đường An Khê sẽ mở rộng diện tích vùng nguyên liệu mía thêm 2.000 hecta.

Thiếu dữ liệu, nông hộ cà phê khó đáp ứng quy định EUDR

Hơn 600.000 nông hộ cà phê Việt Nam đối mặt thách thức lớn khi EU siết yêu cầu truy xuất và chống mất rừng từ cuối năm 2025.

Tiết kiệm hơn 30% chi phí phân bón nhờ phương pháp dúi phân

SƠN LA Phương pháp bón dúi phân kết hợp kỹ thuật cấy hàng rộng - hàng hẹp giúp giảm thất thoát, giảm số lần bón phân, chi phí phân bón giảm khoảng 30%, hạn chế sâu bệnh.

Chứng nhận MarinTrust: Cánh cửa giúp bột cá Việt vượt rào cản IUU

TP.HCM Sáng 24/7, Chi hội Bột cá, dầu cá Bà Rịa - Vũng Tàu và Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam tổ chức tập huấn chứng nhận MarinTrust và thực hành IUU.

Nghệ An ì ạch gỡ nút thắt ERPA: Vướng cơ chế hay do năng lực?

Quá trình thực hiện thỏa thuận chi trả giảm phát thải khí nhà kính (ERPA) tại Nghệ An khá ì ạch, đây là nội dung do Quỹ bảo vệ phát triển rừng làm đầu tàu.

Bình luận mới nhất