| Hotline: 0983.970.780

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Thứ Tư 24/04/2024 , 14:06 (GMT+7)

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Chó, mèo nuôi cần được đăng ký và kê khai định kỳ với UBND cấp xã. Ảnh: Sơn Trang.

Chó, mèo nuôi cần được đăng ký và kê khai định kỳ với UBND cấp xã. Ảnh: Sơn Trang.

Nhằm thể chế hóa các chủ trương, đường lối, chính sách về hoạt động chăn nuôi, quản lý chó, mèo đáp ứng yêu cầu phòng chống bệnh dại, bảo vệ sức khỏe người dân, Sở NN-PTNT TP. HCM đã xây dựng quy định tạm thời về quản lý nuôi chó, mèo và trình UBND TP. HCM để xin chủ trương.

Trong dự thảo này, có một nội dung rất quan trọng là chủ vật nuôi phải đăng ký việc nuôi chó, mèo với UBND cấp xã. Người dân nuôi chó, mèo phải kê khai định kỳ 2 lần/năm, kê khai đột xuất trong thời hạn 3 ngày kể từ khi nhập về nuôi mới, hoặc theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Dự thảo cũng khuyến khích các hộ nuôi gắn chip trên chó, mèo nhằm quản lý thông tin ở mức độ cá thể (phối giống, tiêm phòng, kiểm dịch vận chuyển...).

Theo ông Nguyễn Hữu Thiết, Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP. HCM, Thông tư 07/2016 của Bộ NN-PTNT đã quy định, chủ vật nuôi phải có trách nhiệm khai báo và đăng ký với UBND phường, xã.

Đề xuất của Sở NN-PTNT TP. HCM về việc đăng ký nuôi chó, mèo và kê khai định kỳ, trước hết là muốn gắn việc đăng ký và quản lý chó, mèo nuôi trên địa bàn với mục tiêu về chuyển đổi số của thành phố.

Đồng thời, việc kê khai giúp ngành nông nghiệp thành phố quản lý chặt chẽ hơn về tổng đàn chó, mèo, qua đó hỗ trợ ngược trở lại cho công tác dự trù dịch tễ, dự trù vacxin và nhân lực để tiêm phòng dại ở từng địa bàn.

Việc gắn chip tức là mã định danh điện tử trên chó, mèo mà Sở NN-PTNT TP. HCM đề xuất, là một bước tiến sâu hơn nữa trong việc số hóa, trong việc ứng dụng kỹ thuật, công nghệ để quản lý vật nuôi. Qua đó, quản lý được nguồn gốc của động vật đó, chủ của vật nuôi nhằm hỗ trợ tốt hơn công tác bắt chó thả rông.

Gắn chip cho chó, mèo cũng giúp cho cơ quan chức năng nắm rõ lịch sử tiêm phòng của từng con chó, mèo, sự di chuyển từ tỉnh này qua tỉnh khác của một con vật nuôi... Từ đó giúp cho quản lý nhà nước ngày tốt hơn trong việc phòng chống bệnh dại.

Tiêm phòng dại cho chó ở TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Tiêm phòng dại cho chó ở TP. HCM. Ảnh: Nguyễn Thủy.

Những đề xuất nói trên của Sở NN-PTNT TP. HCM đã nhận được sự đồng tình của dư luận và các chuyên gia chăn nuôi, thú y trong thời gian qua.

PGS.TS Lê Quang Thông, Trưởng Khoa Chăn nuôi Thú y chia sẻ, việc gắn chip trên chó, mèo nuôi không phải là vấn đề mới mẻ trên thế giới. Nhiều quốc gia đã thực hiện gắn chip trên chó, mèo từ nhiều năm trước.

Một số nước đã đưa việc gắn chip vào trong luật, tức là bắt buộc phải thực hiện. Bởi khi chó, mèo nuôi được gắn chip, sẽ giúp cho việc quản lý đàn chó, mèo được tốt hơn và công tác phòng chống bệnh dại trên chó, mèo có hiệu quả hơn,

Chính vì vậy, PGS.TS Lê Quang Thông rất đồng tình với đề xuất gắn chip cho chó, mèo nuôi. Ông cho rằng trước mắt, nên mạnh dạn thực hiện thí điểm gắn chip cho chó, mèo nuôi ở những thành phố lớn. Địa phương nào thực hiện thí điểm gắn chip cần thông tin, truyên truyền khuyến cáo với những người chủ nuôi chó, mèo để họ hiểu và có ý thức chủ động đưa chó, mèo đi gắn chip.

Về đề xuất chủ nuôi chó, mèo phải đăng ký định vật nuôi với UBND cấp xã, PGS.TS Lê Quang Thông gợi ý nên tổ chức đăng ký online để giảm sự phiền hà, tạo sự thuận lợi, thoải mái nhất cho các chủ nuôi chó, mèo. Khi ấy, người dân sẽ rất sẵn sàng và ủng hộ việc đăng ký, kê khai định kỳ chó, mèo nuôi.

Xem thêm
Chủ tịch tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo rà soát cơ sở chăn nuôi ngoài quy hoạch

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Trần Duy Đông chỉ đạo tăng cường phòng ngừa, giải quyết tình trạng ô nhiễm, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường, trong đó có chăn nuôi.

Chia sẻ rủi ro, vì lợi ích lâu dài trong liên kết sản xuất lúa

CẦN THƠ Thúc đẩy hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, hợp tác xã và doanh nghiệp là chìa khóa để thực hiện hiệu quả Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao.

Hợp tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ canh tác sầu riêng

ĐẮK LẮK Chiều 12/5, Viện Khoa học kỹ thuật Nông lâm nghiệp Tây Nguyên và Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk ký hợp tác nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong canh tác sầu riêng.

Tối ưu vận hành liên hồ chứa bằng công nghệ và dữ liệu

Khi tài nguyên nước trở nên khan hiếm và biến động khó lường, ngành thủy lợi chủ động tái cấu trúc cách thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ và dữ liệu.

Nhàn nhã nhờ thiết bị bay không người lái

HÀ TĨNH Ứng dụng thiết bị bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp không chỉ giảm chi phí, tăng hiệu quả kinh tế mà còn bảo vệ sức khỏe và môi trường.

Phát triển đội tàu công suất lớn để gia tăng hiệu quả khai thác hải sản

Quảng Nam Giảm tàu cá khai thác ven bờ, phát triển tàu công suất lớn hoạt động vùng khơi, áp dụng công nghệ vào sản xuất là giải pháp để phát triển nghề thủy sản bền vững.

Cứu hộ cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi

HẢI PHÒNG Vừa qua, Tổ chức Động vật Châu Á và Chi cục Trồng trọt và Kiểm lâm Hải Phòng cứu hộ thành công một cá thể gấu ngựa gần 20 tuổi do người dân nuôi.